Phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt giao thông, hiện đang được áp dụng rất phổ biến nhằm nâng cao quy trình kiểm soát, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Do đó, người dân cần phải có ý thức chấp hành giao thông đúng quy định, tránh trường hợp bị xử phạt. Dưới đây là những lỗi vi phạm giao thông nào sẽ bị phạt nguội:
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào về phạt nguội?
Phạt nguội được hiểu là một hình thức xử lý vi phạm đối với các chủ phương tiện điều khiển xe vi phạm giao thông sau một khoảng thời gian thông qua những hình ảnh từ hệ thống camera lắp đặt trên đường phố ghi lại.
Và không chỉ căn cứ dựa trên dữ liệu từ camera, phạt nguội còn thông qua các tư liệu vi phạm được quy định tại Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA, cụ thể thông tin, hình ảnh phản ánh vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là thông tin, hình ảnh) được tiếp nhận từ các nguồn sau:
– Từ những thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức, lưu ý không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
– Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.
Những thông tin, hình ảnh ghi nhận hành vi vi phạm giao thông dùng để làm căn cứ xác minh hành vi vi phạm phải đảm bảo phản ánh được đúng khách quan, rõ ràng về thời gian, địa điểm, hành vi cũng như đối tượng theo đúng quy định tại Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; đảm bảo phải còn thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
2. Những lỗi vi phạm giao thông nào sẽ bị phạt nguội?
Dưới đây là một số lỗi vi phạm giao thông thường gặp dẫn đến người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phạt nguội và mức xử phạt:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt | |
| Đối với xe máy | Đối với ô tô |
Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước | Phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng (căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 6 | Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng (Điểm a khoản 2 Điều 5
– Vi phạm trên đường cao tốc: phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng (căn cứ điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP) |
Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ | Phạt tiền từ 400.000 nghìn đồng đến 600.000 nghìn đồng (căn cứ điểm a khoản 3 Điều 6 | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ điểm c khoản 3 Điều 5 |
Vượt đèn đỏ, đèn vàng (Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)
| Phạt tiền 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ điểm e khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (căn cứ điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). |
Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (Đi sai làn) | Phạt tiền từ 400.000 nghìn đồng đến 600.000 nghìn đồng (căn cứ điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). – Trường hợp gây tai nạn: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (căn cứ điểm d Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). – Trường hợp gây ra tai nạn giao thông: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng |
Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (căn cứ khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định số 123/2023/NĐ-CP). – Trường hợp gây tai nạn: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (căn cứ điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). – Trường hợp gây tai nạn: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
|
Điều khiển xe chạy quá tốc độ | – Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). – Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP).
| – Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). – Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (căn cứ điểm I khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). – Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h: phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng (căn cứ điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2023/NĐ-CP). |
3. Trình tự xử phạt nguội trong giao thông:
Bước 1: Phát hiện ra hành vi vi phạm giao thông:
Những hành vi vi phạm giao thông sẽ được cảnh sát giao thông phát hiện thông qua những thiết bị ghi hình, hệ thống giám sát tự động như camera hoặc máy đo tốc độ hoặc từ các thiết bị của các tổ chức, cá nhân khác, từ nguồn trên các phương tiện đại chúng…
Bước 2: Tiến hành kiểm tra và xác định vi phạm giao thông:
– Sau khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông có trách nhiệm kiểm tra cũng như xác định lại vi phạm giao thông đó.
– Thông tin cảnh sát giao thông cần xác định gồm:
+ Thông tin về phương tiện giao thông.
+ Thông tin về chủ phương tiện giao thông.
+ Thông tin những cá nhân, tổ chức có liên quan đến vi phạm hành chính.
Việc xác định này sẽ thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: biển số xe, chủ đăng ký xe, thời gian vi phạm…
– Sau khi kiểm tra, phát hiện thông tin của cá nhân, tổ chức có liên quan đến hành vi vi phạm hoặc chủ phương tiện không cứ trú tại địa bàn cấp huyện nơi cơ quan Công an đã phát hiện vi phạm hành chính, thì cơ quan có trách nhiệm chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ về nơi cư trú của người vi phạm để xử lý.
+ Nếu như xác định hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã: chuyển kết quả thu thập được Công an cấp xã nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở.
+ Nếu như hành vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã hoặc hành vi vi phạm đó thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an cấp xã nhưng Công an cấp xã chưa được trang bị hệ thống mạng kết nối: thì thực hiện chuyển đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm cư trú, đóng trụ sở.
Bước 3: Thực hiện thông báo đến cho người có hành vi vi phạm:
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông báo đến chủ phương tiện, cá nhân, tổ chức được biết hành vi vi phạm và yêu cầu đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm.
Bước 4: Phối hợp với chủ phương tiện để giải quyết hành vi vi phạm:
Khi người có hành vi vi phạm đến giải quyết, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính (thời hạn lập là 03 ngày làm việc tính từ ngày xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm).
Sau đó ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Cuối cùng tổ chức thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Thực hiện cập nhật kết quả xử lý:
– Nếu vụ việc do Công an cấp xã, Công an cấp huyện giải quyết: sau khi xử lý xong phải tiến hành thông báo đến cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm.
– Cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông trạng thái đã giải quyết.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
THAM KHẢO THÊM: