Những loại hợp đồng về nhà đất không bắt buộc phải công chứng. Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, cho thuê nhà đất không công chứng.
Trên thực tế, nhiều người luôn mặc định những loại hợp đồng về nhà đất phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên,có những loại hợp đồng về nhà đất không bắt buộc phải công chứng. Vậy đó là những loại hợp đồng nào,bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể cho các bạn
I.Căn cứ pháp lý
-Luật nhà ở 2014
-
II.Nội dung
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Hợp đồng là một trong các khái niệm đầu tiên của pháp luật, được hình thành ngay từ khi con người thực hiện những giao dịch đầu tiên. Thuật ngữ hợp đồng còn được dùng để chỉ các quan hệ pháp luật phát sinh từ hợp đồng, để chỉ văn bản chứa đựng nội dung của hợp đồng.
Hợp đồng có thể được thực hiện ngay khi các bên đạt được sự thoả thuận. Đối với các hợp đồng đơn giản này, cử chỉ, lời nói là hình thức thể hiện hợp đồng. Cùng với sự gia tăng nhu cầu trao đổi, nhất là từ khi giới thương gia hình thành, việc thực hiện hợp đồng dần dần tách khỏi thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận, và hợp đồng dưới hình thức văn bản xuất hiện. Để chống lại sự gian dối, lật lọng trong giao dịch, hình thức văn bản có chứng thực, chứng nhận dần được hình thành. Chế định hợp đồng đạt được sự hoàn thiện cả về nội dung và hình thức vào thời kì đầu của xã hội tư sản. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng từng bước bị hạn chế nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.
Theo quy định của pháp luật, về hình thức, hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp, hợp đồng cần phải được chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép. Khi pháp luật có quy định hay khi các bên có thoả thuận về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức đó. Về nội dung, hợp đồng phải có đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên đối với hợp đồng đó.
Hợp đồng được giao kết đúng pháp luật có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên đã giao kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi hoặc huỷ bỏ theo sự thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Công chứng là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2
Xuất phát từ khái niệm công chứng, ta thấy hoạt động công chứng có sự tham gia của các chủ thể như:
Các văn bản khi được công chứng có giá trị pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu, có hiệu lực thi hành với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Những văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; chứng minh và bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. (Điều 5 Luật công chứng 2014).
3. Các trường hợp giao dịch về nhà đất không bắt buộc công chứng, chứng thực
a.Hợp đồng về nhà ở
Căn cứ điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì các trường hợp sau đây không cần phải công chứng hợp đồng về nhà ở:
– Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư.
– Góp vốn bằng nhà ở mà có 1 bên là tổ chức
– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
Với những trường hợp trên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
b.Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 167 Luật đất đai 2013 thì các trường hợp sau đây không cần phải công chứng hợp đồng về quyền sử dụng đất:
– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,
– Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản
Với các trường hợp trên được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
c.Hợp đồng kinh doanh bất động sản:
Căn cứ điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014thì các trường hợp sau đây không cần phải công chứng hợp đồngkinh doanh bất động sản
a) Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;
b) Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;
c) Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;
d) Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
đ) Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.
Hợp đồng kinh doanh bất động sản nêu trên phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận.
Như vậy, với các trường hợp trên pháp luật không bắt buộc phải công chứng, tuy nhên các bên có quyền thỏa thuận công chứng hợp đồng đó theo trình tự, thủ tục như sau:
Để thực hiện thủ tục công chứng, với những bản hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn. Bạn cần chuẩn bị và nộp những giấy tờ sau
Tại Khoản 1 Điều 40 Luật công chứng 2014quy định:
“1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.
Như vậy, khi có hợp đồng, giao dịch được soạn thảo sẵn, bạn cần chuẩn bị phiếu yêu cầu công chứng, dự thảo hợp đồng, giao dịch, bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng. Ngoài ra với tài sản pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà hợp đồng, giao dịch liên quan tới tài sản đó thì phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản đó.
– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
– Các bên tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên.
– Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.
4. Hợp đồng nhà đất không công chứng có đảm bảo giá trị pháp lý
Như đã trình bày ở trên, đối với những hợp đồng không bắt buộc phải công chứng,các bên có thể tự thỏa thuận với nhau việc công chứng. Giá trị của hợp đồng này không phụ thuộc vào việc có công chứng hay không công chứng.
Dù các bên chỉ ký hợp đồng mà không có nhu cầu công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên hợp đồng có công chứng, chứng thực sẽ có giá trị pháp lý tốt hơn, hạn chế được phần nào rủi ro, tranh chấp xảy ra cho các bên.
Đặc biệt, hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu (khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014).
Do đó, dù pháp luật cho phép các bên có quyền lựa chọn công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà hoặc không, tuy nhiên, để tránh rủi ro các bên nên cân nhắc việc công chứng, chứng thực, nhất là với những hợp đồng có giá trị lớn.
5. Hiệu lực của hợp đồng không công chứng
Theo quy định tại Điều 401, Bộ luật dân sự 2015 quy định về hiệu lực hợp đồng như sau:
“Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1.Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2.Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy,thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.
Trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.