Pháp luật quy định những loại công trình nào yêu cầu bắt buộc phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng? Trường hợp nào phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng?
Luật Dương Gia trong thời gian qua nhận được rất nhiều câu hỏi xin tư vấn về các trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng. Những loại công trình nào yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng? Dưới dây là 02 câu hỏi được chúng tôi chọn lựa để tư vấn và cung cấp một cách khái quát nhất về vấn đề này! Quý khách hàng vui lòng tham khảo và áp dụng tương tự vào trường hợp của mình. Nếu còn vấn đề gì cần tư vấn – hỗ trợ vui lòng liên hệ với Luật Dương Gia theo Hotline: 1900.6568
Tư vấn đấu thầu, chuyên gia tư vấn các quy định pháp luật về đấu thầu: 1900.6568
Tóm tắt câu hỏi 1:
Bên tôi đang cải tạo, sửa chữa dãy nhà B của bệnh viện giá trị sửa chữa không quá 1 tỷ đồng. Bên tôi thực hiện hoạt động đấu thầu tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu 2013 tuy nhiên về việc lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì bên đơn vị tôi chỉ cần lập vì được đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước có đúng không? Vậy có nhất thiết phải lập và thẩm định không?
Luật sư tư vấn:
Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
Theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ – CP ngày 18 tháng 06 năm 2014
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Ngoài ra, đối với quy định về thẩm quyền thẩm định đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Thứ nhất: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 đối với dự án nhóm A, dự án từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định;
Thứ hai: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 của các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Thứ ba: Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
Trong trường hợp sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có sửa chữa cải tạo thì bên bạn sẽ chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi 2:
Tôi đang lập kế hoạch cho UBND xã về việc xây dựng nhà thờ cho đồng bào theo đạo thiên chúa giáo ở giáo xứ UBND N.L, tuy nhiên hiện nay có thông tin cho biết công trình mà tôi đang chuẩn bị nêu kế hoạch thuộc loại dự án, công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng mà không phải làm báo cáo nào khác? Như vậy có đúng không, mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).”
Như vậy, nếu bạn có những giấy tờ, quyết định của UBND chứng minh cho việc xây dựng công trình, dự án xây dựng này nhằm mục đích tôn giáo, cụ thể ở đây là những người theo đạo thiên chúa ở địa phương thì khi lập dự án, bạn chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. (Theo điểm a, Khoản 2, Điều 5
Về hồ sơ trình thẩm định báo cáo này, bạn tham khảo tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Theo đó, Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
“Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”
Luật sư
Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng mà bạn nộp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;
Mẫu kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.