Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng những hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp cho quý khách hàng những hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004
Theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 hiện nay có 3 loại hành vi hạn chế cạnh tranh đó là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, làm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền và hành vi tập trung kinh tế. Hiện nay thì luật cùng mới chỉ dừng lại ở việc xác định cụ thể những hành vi được coi là hành vi hạn chế cạnh tranh nêu ra theo kiểu kiệt kê chứ chưa đưa ra những định nghĩa mang tính định tính cho những hành vi này. Chúng ta không thể tìm thấy một khái niệm nào về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay tập trung kinh tế.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như trên đã trình bày hiện nay chưa có định nghĩa vụ thể, tuy nhiện Luật cạnh tranh đã nêu ra những hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như: Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ; Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ; Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận; Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ (Điều 8 – Luật cạnh tranh – 2004). Từ tính chất của những hành vi được liệt kê cũng như xem xét bản chất của các hành vi có thể rút ra khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thống nhất ý chí của từ hai doanh nghiệp trở lên nhằm tác động tiêu cực lên thị trường cạnh tranh làm giảm, sai lệch kết quả cạnh tranh trên thị trường đó.
Hành vi lạm dụng ví trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền. Theo quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2004 chủ thể của hành vi làm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu như có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nếu nhóm đó có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là từ 50% trở lên (đối với 2 doanh nghiệp); từ 65% trờ lên (đối vớ 3 doanh nghiệp) và từ 75% trở lên (đối với 3 doanh nghiệp). Còn danh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường liên quan, nghĩa là hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh là độc nhất trên thị trường không có bất kì doanh nghiệp nào khác kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó nữa (Điều 12 – Luật cạnh tranh– 2004).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hành vi tập trung kinh tế được quy định trong Luật cạnh tranh cũng chỉ được xác định là hành vi doanh nghiệp chứ không có định nghĩa mang tính định tính cho hành vi này. Theo quy định tại Điều 16 Luật cạnh tranh năm 2004 thì hành vi tập trung kinh tế bao gồm những hành vi là: sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và những hành vi tập trung kinh tế khác. Mặc dù chưa được quy định cụ thể, nhưng từ tính chất của các hành v tập tủng kinh tế cso thể rút ra khái niệm đối với hành vi tập trung kinh tế như sau.
Tập trung kinh tế là hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tăng cường sức mạnh theo chiều ngang và chiều dọc bằng những hình thức sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh hay những hình thức khác theo quy định của pháp luật.