Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong vài năm trở lại đây, tình trạng gian lận thuế xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phức tạp.
Thứ nhất, gian lận thuế xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong vài năm trở lại đây, tình trạng gian lận thuế xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phức tạp. Ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp chưa cao, trong khi đó cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý hải quan còn nhiều kẽ hở, thiếu tính đồng bộ.
Tổng cục Hải quan cho biết trong thời gian vừa qua, hình thức gian lận qua giá để trốn thuế ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng bằng cách: khai không đúng thuế suất, chủng loại, giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu… Tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%. Điểm đáng lưu ý, có những mặt hàng thay đổi thuế suất từ 0% lên tới 30% là mặt hàng ống lưu máu; mặt hàng isopropyl alcohol (một loại cồn có độ bay hơi cao) tăng từ 0% lên 40%, hoặc tăng tới 50% như mặt hàng card TV dùng cho máy tính.
Thứ hai, về thực tiễn áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu.
Một số thủ đoạn gian lận giá có tính phổ biến và điển hình trong quá trình áp dụng pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu như là khai báo không trung thực, khai thấp về chất lượng hàng hóa, khai báo hàng không thanh toán, thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn…
– Hiện tượng khai báo giá không trung thực.
Với cách này bên nhập khẩu sẽ thông đồng với nhà sản xuất để khai báo giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị hàng hóa trong thực tế. Và trên thực tế là có rất nhiều chiêu gian lận thuế qua giá…Biểu hiện rõ nhất là việc DN khai báo giá trị hàng hóa không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hóa nhập khẩu nhất là những loại mặt hàng có thuế suất cao như ô tô, rượu. Không chỉ có vậy nhiều DN còn lợi dụng chính sách trong việc ân hạn thuế nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế, rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh.
Tại TP Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố đã phát hiện và xử lý hai DN làCông ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu- Bộ Thương mại, địa chỉ Thanh Trì – Hà Nội và Công ty TNHH Thương mại&Dịch vụ Thế Giới Vang, địa chỉ ở quận Tân Bình – TPHCM. Để trốn thuế, hai doanh nghiệp này đã khai báo gian dối giá trị nhập khẩu một lượng lớn rượu ngoại với số tiền truy thu thuế lên đến cả chục tỷ đồng.
Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã mở 4 tờ khai hải quan làm thủ tục nhập khẩu rượu các loại với giá trị chỉ bằng 20% giá thị trường, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh Qua kiểm tra đã ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu lên đến trên 7 tỷ đồng. Số tiền mà doanh nghiệp phải bị truy thu đã lên tới hơn chục tỉ đồng khi mà cơ quan chức năng tiến hành việc kiểm định thêm 4 tờ khai hải quan không trung thực. Cụ thể, tờ khai số 18647 DN khai giá một chai rượu Remy Martin 40 độ do Pháp sản xuất loại VSOP 70 cl/chai có giá là 1 USD. Hay ở tờ khai số 4046 cũng loại rượu trên DN khai giá nhập khẩu chỉ có 0,4 USD/chai. Loại VSOP 35 cl giá chỉ có 0,21 USD/chai. Qua công tác thẩm định giá tính thuế, Cục Hải quan TPHCM phát hiện Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Thế Giới Vang sử dụng “chiêu” này để gian lận thuế cho 20 lô rượu ngoại các loại. Theo giá nhập khẩu của hải quan đưa ra, với 20 lô hàng rượu trên DN phải nộp thêm trên 11,5 tỷ đồng.
– Hiện tượng khai thấp về chất lượng hàng hóa.
Doanh nghiệp sẽ khai báo hàng hóa của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho , loại A, B, C, D hoặc là hàng vỡ vụn nhiều. Và thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa (đặc biệt là mặt hàng ô tô, xe máy) khai báo giá trị tính thuế nhập khẩu rất thấp để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (GTGT) khâu nhập khẩu. Cụ thể, hóa đơn GTGT bán hàng của xe Toyota Land Cruiser Prado dung tích 4.0, doanh nghiệp xuất trình là 1.069 tỷ đồng, trong khi đó giá bán thực tế của chiếc xe này trên thị trường là từ 1,65 tỷ đồng đến 1,7 tỷ đồng…
Như vậy, các doanh nghiệp này vừa khai báo giá trị nhập khẩu thấp với cơ quan Hải quan để trốn thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu, đồng thời vừa khai báo giá bán rất thấp trên thị trường nội địa của hàng hóa nhập khẩu với cơ quan Thuế để trốn thuế GTGT trong nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tình trạng trên dẫn đến sự thất thoát nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, và hiện nay khi các vụ việc được phát hiện việc truy thu thuế đối với các doanh nghiệp vi phạm cũng không hề dễ dàng.
– Hiện tượng khai báo hàng không thanh toán.
Theo
– Thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn.
Trị giá thanh toán hay sẽ phải thanh toán của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu sẽ được khai báo thấp hơn so với giá trị giao dịch thực tế nhờ sự thông đồng của cả hai bên như đã phân tích ở trên.
Việc xác định mối quan hệ đặc biệt trong giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch đối với những người này trong gia đình theo mô hình công ty me-con. Đối với những tình huống này đòi hỏi cán bộ hải quan phải có nguồn thôngin sẵn, phải có nghiệp vụ kiểm toán và được quyền đọc sổ sách tài chính của công ty nếu không rất khó bác bỏ trị giá giao dịch mà doanh nghiệp đã khai báo.
Thứ ba, về thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế suất thuế nhập khẩu là căn cứ quan trọng nhất để xác định số thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế chúng ta đã cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình nhất định. Việc quy định thuế suất là rõ ràng trong các văn bản pháp luật và các cam kết quốc tế, song việc áp dụng thuế suất trên thực tế lại vô cùng phức tạp. Các nhà nhập khẩu có vô vàn cách biến hóa nhằm trốn thuế, hoặc hưởng thuế suất thấp hơn để thoát khỏi hoặc giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Một trong số những ảo thuật mà nhà nhập khẩu sử dụng được coi là ngày càng tinh vi là việc gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O).
Thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế, thủ đoạn gian lận khác mà nhà nhập khẩu sử dụng là khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. Ví dụ: Thép cán nguội nhưng được doanh nghiệp khai báo là cán nóng để gian lận tiền thuế của Nhà nước với số lượng lớn. Qua thông tin phản ánh từ doanh nghiệp và người dân, ngành Hải quan phát hiện một số doanh nghiệp đang lợi dụng khai báo mặt hàng thép mạ kẽm, thép cán nguội thành thép cán nóng để hưởng mức thuế suất thấp, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến thị trường kinh doanh thép trên toàn quốc.
Thứ tư, hạn chế trong quy trình hành thu thuế nhập khẩu.
-Về khai thuế nhập khẩu.
Nội dung kê khai thuế trong các tờ khai hải quan bao gồm kê khai về mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng nhập khẩu và giá trị hải quan. Trên thực tế thì đều không được kê khai một cách trung thực và khó có thể dựa trên ý thức tự giác của nhà nhập khẩu bởi việc kê khai thuế nhập khẩu do chủ thể tiến hành hoạt động nhập khẩu tự thực hiện, điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu phải thực hiện tự giác, trụng thực và nghiệm chỉnh.
Về vấn đề hàng hóa, rất khó có thể phân biệt và mã hóa loại hàng hóa nhập khẩu một cách chính xác, bởi lẽ hàng hóa nhập khẩu là vô cùng đa dạng về chủng loại.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về số lượng, nếu cán bộ hải quan không ra bãi kiểm tra một cách trực tiếp thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào số lượng mà nhà nhập khẩu khai báo. Phần lớn các lô hàng nhập khẩu đều có số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng khai báo, đặc biệt là đối với nguyên liệu dệt may, rất khó để kiểm tra được chính xác số lượng mà doanh nghiệp khai báo và kèm theo trong lô hàng có hàng lậu hay không.
Về trị giá hải quan, giá nhà nhập khẩu đưa ra bao giờ cũng là giá thấp nhất so với thực tế. Công tắc xác định trị giá hải quan hàng nhập khẩu hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn và chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng này.
-Về nộp thuế nhập khẩu:
Mặc dù điều 15 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005 quy định khá rõ ràng về thời hạn nộp thuế, nhưng trong thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp lợi dụng chính sách ân hạn thuế gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Theo Cục điều tra chống buôn lậu tình trạng buôn lậu đang diễn ra hết sức phức tạp tại các cảng biển. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi Việt nam phổ biến áp giá tính thuế theo những cam kết với WTO, doanh nghiệp tự khai báo , tự xác định trị giá tính thuế trên tờ khai. Chính vì vậy, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, đặc biệt là thông đồng làm giả
Kết quả tháng 4/2012, Chi cục QLTT TP.HCM đã xử phạt vi phạm hành chính 445 vụ, thu hơn 6,8 tỉ đồng, tăng 72% so với tháng trước. Lũy kế từ đầu năm 2012 đến nay, Chi cục QLTT TP.HCM đã xử phạt 1.623 vụ, thu hơn 57,4 tỉ đồng, tiêu hủy hàng hóa trị giá hơn 4,2 tỉ đồng.
Hiện nay, thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi hơn, giá trị trốn thuế ngày càng lớn, đòi hỏi việc xây dựng pháp luật phải ngày càng chặt chẽ, nhưng đồng thời cũng phải đơn giản hóa các thủ tục sao cho vừa có thể ngăn ngừa được tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trón thuế nhập khẩu mà vẫn không rườm rà, ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu nói chung.
-Về miễn, giảm thuế nhập khẩu:
Một trong những nội dung quan trọng của quá trình hành thu thuế phập khẩu là vấn đề xác định hàng hóa nhập khẩu nào nằm trong diện được miễn thuế nhập khẩu. Lợi dụng những ưu đãi của pháp luật, nhiều người đã nhập khẩu hàng hóa dưới chiêu bài “hàng miễn thuế” trá hình. Cụ thể là:
Theo quy định tại khoản 5 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005, hàng hóa nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được miễn thuế. Lợi dụng quy định này của Luật, nhiều người đã thực hiện hành vi buôn lậu của mình bằng việc nhập lậu điện thoại di động từ Hồng Kông về nước qua đường phi mậu dịch và xách tay qua các sân bay với những thỏa thuận ăn chơi nhất định. Cùng với đó là những hành vi tiếp tay của một số cán bộ nhân viên hải quan, các phi công hay tiếp viên hàng không Việt Nam…
Ngoài ra một số đối tượng còn lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, đối tượng buôn lậu chuyển hàng bằng tàu biển đến khu vực giáp ranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Thực tế trên cho thấy việc áp dụng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 trên thực tế vô cùng phức tạp do số lượng cũng như tính chất các vụ trốn thuế nhập khẩu ngày càng tăng và tinh vi hơn. Một phần do quy định của Luật còn có nhiều kẽ hở. Mặt khác do lực lượng hải quan của ta còn thiếu và còn yếu, trong khi các đối tượng buôn lậu ngày càng liều lĩnh và tinh vi hơn. Điều này đòi hỏi pháp luật thuế nhập khẩu phải không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tế, tránh tình trạng nạn buôn lậu hoành hành gây thất thoát thuế của Nhà nước.