Quy định của pháp luật về giao dịch dân sự được thế chấp quyền tài sản. Những bất cập trong quy định về thế chấp quyền tài sản.
Bộ luật Dân sự công nhận quyền tài sản là một loại tài sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại Điều 322 “Bộ luật dân sự 2015” quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
“ 1. Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
2. Quyền sử dụng đất được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của bộ luật này và pháp luật về đất đai.
3. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dung để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ Luật này và pháp luật về tài nguyên.”
1. Phân tích những bất cập của pháp luật quy định về thế chấp quyền tài sản.
Thứ nhất, về quy định chung pháp luật hiện hành chưa nêu ra được các nguyên tắc áp dụng cụ thể cho loại hình tài sản đặc biệt này. Theo quy định tại các điều từ Điều 348 tới Điều 351 của “Bộ luật dân sự 2015” về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp rất khó đưa ra các quy định có thể đưa vào phần tương ứng của một hợp đồng thế chấp quyền tài sản nhất định để bảo đảm cho một hợp đồng thế chấp. Tương tự, nếu chỉ áp dụng các quy tắc của phần xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp của Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì cũng chưa thể quy định thỏa đáng trong hợp đồng về hệ quả pháp lý của giao dịch thế chấp quyền tài sản.
Thứ hai, về các quy định riêng, có thể thấy rằng chỉ có thế chấp quyền đòi nợ và thế chấp quyền sử dụng đất mới được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật doanh nghiệp 2014 đối với phần vốn góp, Luật sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010 đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Luật thương mại 2005 đối với quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, vv…) vẫn ít nhiều còn bỏ ngỏ biện pháp giao dịch bảo đảm này.
Thứ ba, các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh các giao dịch thế chấp quyền tài sản vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:
Thế chấp quyền sở hữu trí tuệ: Tại Điều 322 của “Bộ luật dân sự 2015” liệt kê rõ ràng các quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng làm tài sản bảo đảm, Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi năm 2009 không đề cập tới việc thế chấp các quyền sở hữu trí tuệ này. Ngoài ra, cũng không có bất cứ quy định nào về việc xác lập và hệ quả pháp lý của giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật này như Nghị định 100/2006/NĐ-CP, Nghị định 103/2006/NĐ-CP.
Thế chấp quyền đòi nợ: các quy định về quyền này của Nghị định 163/2006/NĐ-CP chưa đề cập hết các khía cạnh giao dịch bảo đảm này. Chẳng hạn về tính đối kháng với bên có nghĩa vụ trả nợ, điểm b khoản 2 Điều 22 và điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định bên nhận thế chấp phải cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu và bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ và nếu bên nhận thế chấp quyền đòi nợ không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp. Quy định tại Điều 22 về nghĩa vụ cung cấp thông tin hay quyền được cung cấp thông tin chưa cụ thể vì chưa nêu rõ những thông tin được bên nhận thế chấp cung cấp cho bên có nghĩa vụ trả nợ là gì. Nghĩa vụ cung cấp thông tin là một nghĩa vụ rất quan trọng nhưng lại chưa được quy định thực sự rõ ràng và khả thi. Mặt khác, các quy định hiện hành chưa xử lý thỏa đáng được mối quan hệ giữa việc đến hạn của nghĩa vụ được bảo đảm và việc đến hạn của quyền đòi nợ
Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng: ngoài quyền đòi nợ và quyền được nhận số tiền bảo hiểm, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể các loại quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng nào khác có thể trở thành tài sản bảo đảm. Tuy vậy, khác với quy định của một số nước, việc chuyển nhượng với tư cách là biện pháp bảo đảm còn chưa được thừa nhận là một biện pháp bảo đảm theo pháp luật Việt Nam. Điều này cũng tiềm ẩn một rủi ro là bên nhận bảo đảm không được ưu tiên thanh toán trong trường hợp bên bảo đảm phá sản.
2. Kiến nghị hoàn thiện.
Một là, cần hoàn thiện các quy định về tài sản thế chấp nhằm khắc phục những bất cập, kẽ hở của pháp luật khi vận dụng vào thực tế.
Hai là, cần hoàn thiện các quy định về tài sản thế chấp nói chung về thế chấp quyền tài sản nói riêng phải được đặt trong một giải pháp tổng thể để hoàn thiện chế định về giao dịch bảo đảm trong “Bộ luật dân sự 2015” và hơn nữa là trong hệ thống pháp luật.
>>> Luật sư
Ba là, pháp luật cần ghi nhận quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là một loại vật quyền hạn chế và được xếp ở phần tài sản và quyền sở hữu trong cấu trúc của “Bộ luật dân sự 2015”.
Bốn là, cần có những quy định cụ thể để hạn chế tối đa những rủi ro cho bên nhận thế chấp khi thẩm định quyền sở hữu của tài sản thế chấp.
Năm là, cần có các quy định về các cách thức để bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Nhà làm luật nên quy định theo hướng : giao dịch thế chấp quyền đòi nợ có giá trị pháp lý đối với bên có nghĩa vụ trả nợ kể từ thời điểm bên này được
Sáu là, để khắc phục được những hạn chế trong thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng như đã nêu bên trên. Thông thường các bên (trong đó thường có một ngân hàng không phải là người cư trú) có thể ký kết một gói giao dịch bảo đảm gồm thế chấp và chuyển nhượng với tư cách là biện pháp bảo đảm các quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng trong đó việc chuyển nhượng với tư cách là biện pháp bảo đảm có hiệu lực (như là một việc chuyển nhượng có điều kiện có thể được thi hành khi bên bảo đảm không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ) chừng nào mà biện pháp thế chấp không có hiệu lực. Điều này có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền tài sản với tư cách là biện pháp bảo đảm là phương án hai hay phương án dự phòng chỉ được áp dụng khi việc thế chấp không được công nhận. Điều này sẽ giúp cho bên nhận bảo đảm có thể xử lý tất cả các quyền phát sinh từ hợp đồng tạo nên một phần của gói giao dịch bảo đảm.