Hiện nay, đáp ứng nhu cầu sử dụng và xây dựng những dự án có diện tích đất với quy mô lớn đặc biệt có thể kể đến đất nhóm nhà ở. Vậy nhóm nhà là gì? Nguyên tắc đánh tên nhóm nhà thế nào? Cùng Luật Dương Gia tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Nhóm nhà ở là gì?
Hiện nay. Theo quy định về quy chuẩn xây dựng của Việt Nam QCXDVN01 năm 2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành thì Nhóm nhà ở được quy định đối với nhóm nhà ở được giới hạn bởi các đường cấp vân khu vực trở lên thì xác định như:
– Đối với nhóm nhà ở chung cư bao gồm: phần diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư, diện tích sân đường và những sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở.
– Đối với nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ được xác định bao gồm: diện tích đối với các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình có đất ở, diện tích đường nhóm nhà ở bao gồm đường giao thông chung dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình, diện tích về vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở.
– Trường hợp trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ theo quy định hiện nay.
Quy tắc đánh số nhà và gắn biển số nhà được quy định tại Quyết định 05/2006-BXD, cụ thể như sau.
2. Nguyên tắc đánh tên nhóm nhà thế nào?
Chào Luật sư! Em là Nam 32 tuổi đang là chủ thầu. Hiện nay, em vừa nhận được công trình và đang xây căn hộ nhà ở, Em cũng có tìm hiểu về cách đánh tên nhóm trong nhà tuy nhiên tài liệu về vấn đề này rất ít. Em đang thắc mắc về cách đánh tên của ngôi nhà trong nhóm nhà. Luật sư có thể giúp em giải đáp thắc mắc của em được không?
Chào bạn, Luật sư chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan về câu hỏi trên của bạn.
Hiện nay, căn cứ tại Điều 7 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo
2.1. Nguyên tắc đánh tên nhóm nhà ở Thành phố Hà Nội thế nào?
Đối với đánh tên nhóm nhà đối với Hà Nội được quy định tại Quyết định 04/2104/QD-UBND TP Hà Nội cụ thể theo quy định tại Điều 8. Nguyên tắc đánh tên nhóm nhà về việc thực hiện Điều 6 của
Đối với khu đô thị mới, khu nhà ở, khu công trình xây dựng tập trung, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội được xây dựng theo quy hoạch và dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt nếu trường hợp chưa đặt tên các tuyến đường giao thông thì đánh tên nhóm nhà theo quy định sau:
– Đối với các nhóm nhà nằm một bên đường giao thông nội bộ: Sử dụng chiều đánh tên nhóm nhà được bắt đầu từ nhóm nhà nằm gần lối vào khu nhà đi dần vào phía cuối khu nhà và đánh tên theo chữ cái in hoa tiếng việt A, B, C.
– Đối với các nhóm nhà nằm hai bên trục đường giao thông nội bộ, sử dụng chiều đánh tên nhóm nhà bắt đầu từ nhóm nhà nằm gần lối vào khu nhà đi dần vào phía cuối khu nhà với nguyên tắc: nhóm nhà nằm phía bên trái đánh tên A, C, Đ, G, I…. Đối với các nhóm nhà phía bên phải đánh tên B, D, E, H, K,…
– Đối với khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu nhà ở, điểm dân cư nông thôn có nhiều trục đường giao thông nội bộ, chiều đánh tên nhóm nhà theo thỏa thuận của Sở Xây dựng theo quy định hiện nay
3. Điều kiện để được cấp biển số nhà:
Em chào Luật sư! Hiện em đang xây nhà ở Hồ Chí Minh, Em có thực hiện các thủ tục đăng ký giấy phép đúng quy định của Pháp luật. Nhưng em phân vân là điều kiện để em được cấp biển số nhà hiện nay có cần phải thực hiện thủ tục gì không? Rất mong được quý Luật sư giải đáp thắc mắc giúp em ạ!
Chào bạn, Luật sư Luật Dương Gia chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hiện nay, theo quy định thì tất cả các căn nhà có giấy phép xây dựng đều phải được cấp biển số nhà, bao gồm:
– Nhà để ở, những công trình xây dựng có giấy phép xây dựng theo đúng quy định pháp luật hiện nay;
– Nhóm nhà, tầng nhà và ngôi nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.
4. Quy tắc đánh số nhà như thế nào?
Việc thực hiện quy tắc đánh số nhà được Pháp luật quy định dựa vào đặc điểm của 03 loại nhà để xây dựng quy tắc đánh số nhà như sau:
4.1. Nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách:
Đối với các căn nhà thuộc loại nhà mặt đường, nhà trong ngõ, nhà trong ngách sẽ tuân thủ quy tắc “bên trái là số lẻ và bên phải là số chẵn”, đi theo thứ tự từ nhỏ đến lớn theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3,..n) theo chiều từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
– Đối với hẻm (ngõ) mà chỉ có một đầu thông ra đường thì sử dụng chiều đánh số nhà từ nhà đầu hẻm (ngỏ) sát với đường đến nhà cuối hẻm (ngõ);
– Đối với hẻm (ngõ) mà thông ra hai phía đường thì sử dụng chiều đánh số nhà từ đầu hẻm (ngõ) sát với đường mà hẻm (ngõ) mang tên đến cuối hẻm (ngõ) bên kia;
– Đối với những hẻm phụ (ngách) mà chỉ thông ra một hẻm (ngõ) thì sử dụng chiều đánh số từ nhà đầu hẻm phụ (ngách) sát với hẻm (ngõ) đến nhà cuối hẻm phụ (ngách).
4.2. Nhà chung cư:
Sử dụng phương pháp đánh số đối với nhà chung cư tương tự như với nhà mặt đường. Tuy nhiên, phải bổ sung thêm một số quy tắc sau:
– Bổ sung về 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị chỉ số căn hộ, 2 chữ số hàng nghìn và hàng trăm chỉ tầng nhà có căn hộ đó;
– Trường hợp nhà chung cư có 1 cầu thang ở giữa, hành lang ở giữa hoặc nếu không có hành lang thì chiều đánh số theo chiều quay kim đồng hộ, bắt đầu từ căn hộ đầu tiên bên trái của người bước lên tầng nhà đó;
– Trường hợp đối với nhà chung cư có nhiều cầu thang thì chọn cầu thang tiếp giáp với lối đi vào;
– Vị trí đánh số tầng nhà chung cư dựa theo quy tắc lấy chiều từ tầng dưới lên trên, bắt đầu từ tầng 1 đối với trường hợp này không tính tầng hầm thì thực hiện theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3…n). Ngoài ra, có thể đặt tầng trệt thay cho tầng 1, khi đó tầng tiếp theo sẽ là tầng 1, tầng 2,…tầng n-1;
– Đối với các đánh số tầng hầm thì theo nguyên tắc lấy chiều từ tầng hầm trên cùng xuống tầng hầm phía dưới, bắt đầu từ tầng hầm gần nhất tầng 1 hoặc tầng trệt theo dãy số tự nhiên (1, 2, 3,…n), để phân biệt với tầng nhà và tầng hầm thì thêm ký hiệu N hoặc H trước số tầng. Ví dụ tầng N1, N2, N3…hoặc H1, H2, H3…
4.3. Nhà trong nhóm nhà khu dân cư, cư xá:
Đối với nhà trong nhóm nhà ở khu dân cư, cư xá có nghĩa là trong một khu có nhiều nhà tạo thành các nhóm nhà, mà lối đi giữa các nhóm này không được đặt tên (đường, phố, ngõ, ngách) thì cần phải đánh tên nhóm nhà, cụ thể:
– Tên nhóm nhà sẽ được quy định bằng cách đánh chữ cái in hóa tiếng Việt theo thứ tự A, B, C…theo nguyên tắc sắp xếp nhà trong khu vực đó theo quy định hiện nay;
– Trường hợp khu nhà có một biển số nhà thì nhóm nhà được đánh sẽ bắt đầu từ nhà nằm gần lối đi tiến dần vào phía cuối khu nhà;
– Nếu đối với nhóm nhà nằm 2 bên trục đường giao thông nội bộ thì dựa theo quy tắc bên trái là A, C, Đ, G, I…và nhóm nhà bên phải là B, D, E, H, K… để đánh số nhà.
Dựa trên tên nhóm nhà, việc đánh tên nhà trong nhóm nhà thực hiện như sau:
– Dựa vào tên nhóm nhà và số thứ tự của ngôi nhà được đánh theo dãy số tự nhiên 1, 2, 3,…n theo nguyên tắc sắp xếp của các ngôi nhà đó để đánh số nhà.
Trên đây là những nguyên tắc để đánh đánh số nhà được Bộ Xây dựng ban hành. Tuỳ vào từng địa phương cụ thể mà sẽ có những quy tắc đặc thù về việc đánh số nhà khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 05/2006-BXD về việc ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà;
– Quyết định 04/2104/QD-UBND về việc ban hành quy chế đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.