Nhờ anh họ đứng tên trên đăng ký xe có kiện đòi lại được không? Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 10 năm 2004, chị A mua xe máy Honda dream II của Đại lý X. Tuy nhiên, do chị đã đứng tên một xe máy wave nên chị không thể đăng ký và đứng tên thêm một xe máy nữa. Để lách luật, chị nhờ anh B là anh họ đứng tên trên hợp đồng mua bán và đứng tên trên giấy đăng ký xe hộ. Vì tin tưởng anh họ nên việc nhờ vả chỉ được thực hiện bằng miệng chứ không có bất cứ giấy tờ nào được viết ra. Tháng 5 năm 2005, chị A điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ nên xe của chị đã bị tạm giữ 15 ngày theo quy định. Đến ngày hẹn lấy xe, chị A nhờ anh B đến lấy xe hộ vì đăng ký xe mang tên anh B. Sau khi lấy xe về, anh B đã mượn chị A để sử dụng và hứa trả sau 3 ngày. Tuy nhiên, sau khi hết hạn 3 ngày, chị A vẫn không thấy anh B trả xe nên đã sang nhà để lấy. Lúc này anh B nhất định không trả vì cho rằng xe của mình theo giấy đăng ký xe. Hai bên xảy ra tranh chấp. Giả sử khi trả tiền mua xe, chị A là người trả và phiếu thu chị vẫn còn giữ và người trả tiền là chị A. Vậy chị A có thể kiện đòi lại chiếc xe máy không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 129 “Bộ luật dân sự 2015” quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.”
Vào thời điểm năm 2004, thời điểm đó không cho phép một người đứng tên trên nhiều giấy đăng ký xe tuy nhiên quy định này đã bị bãi bỏ bởi Thông tư 17/2005/TT-BCA, Thông tư 15/2014/TT-BCA nên chị A hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch nhờ anh B đứng tên trên hợp đồng mua bán và đăng ký xe là vô hiệu, việc nhờ này hoàn toàn là do chị A muốn có quyền sở hữu đối với chiếc xe máy này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, nếu trong các giao dịch với đại lý X, chị A là người đứng tên và nay chị vẫn giữ phiếu thu thì có thể chứng minh chị là chủ sở hữu của chiếc xe. Kho đó, chị A có thể khởi kiện đòi lại tài sản của mình.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hình thức hợp đồng dân sự:
“Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định”
Như vậy, việc chị A nhờ anh B đứng tên hộ trên toàn bộ giấy tờ xe có thể được coi là một hợp đồng dân sự bằng miệng giữa hai bên với nhau. Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị A cần yêu cầu B chấm dứt hợp đồng giữa hai người và thực hiện việc đăng ký giấy tờ xe mang tên A.
Nếu anh B không chấm dứt việc đứng tên hộ trên đăng ký xe và không trả lại xe cho chị A thì chị A có quyền làm hồ sơ khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh B đang cư trú để kiện đòi lại tài sản. Hồ sơ khởi kiện gồm có:
– Đơn khởi kiện;
– Chứng từ mua bán đứng tên A;
– Chứng minh thư nhân dân của chị A (Bản sao có chứng thực kèm bản chính);
– Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực kèm bản chính);