Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cùng bài viết dưới đây về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng Kiểm lâm.
Mục lục bài viết
1. Kiểm lâm là gì?
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Hệ thống tổ chức Kiểm lâm:
– Ở trung ương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh): Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.
– Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện): Hạt Kiểm lâm huyện trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm huyện quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã.
– Ở Vườn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu rừng đặc dụng khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm:
Điều 80 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định :
– Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
– Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
– Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
– Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
– Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
– Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
– Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau :
-Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
– Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;
-Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của kiểm lâm
Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Do hệ thống tổ chức kiểm lâm được phân chia theo đơn vị địa lý hành chính để xác định cụ thể được nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm có thể xem thêm tại
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan kiểm lâm:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ!
Gia đình em và nhiều gia đình khác có khu rừng thông đang tận thu sản phẩm là nhựa thông và mọi giấy tờ về rừng là hợp lệ. Qua đó em có thu mua sản phẩm nhựa thông của dân và bán cho nhà buôn. Em có hoá đơn nộp thuế và giấy tờ đi đường cũng như hợp đồng mua bán hợp lệ, đầy đủ. Thế nhưng cơ quan kiểm lâm huyện đã chặn và thu xe em về trạm với lý do là giấy tờ không hợp lệ cũng như không có nguồn gốc hàng hoá. Gần đây hơn hai tuần em cũng bị giữ một xe hàng vì lí do trên.
Cơ quan kiểm lâm đã bán số hàng trên khi chưa đến hạn hẹn em xuống giải quyết. Anh chị có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em phải làm như thế nào khi mọi giấy tờ đầy đủ, lô hàng trị giá gần 200 triệu đồng. Rất mong được anh chị giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có đầy đủ tất cả các giấy tờ hợp pháp để chứng minh cho nguồn gốc của hàng hóa, hợp đồng mua bán, hóa đơn nộp thuế, vận chuyển nhựa thông thì khi cơ quan Kiểm lâm kiểm tra hàng hóa bạn sẽ không phải chịu xử phạt vi phạm hành chính. Nếu đã thỏa mãn các quy định của pháp luật thì khi cơ quan kiểm lâm giữ xe và hàng của bạn, sau đó thực hiện việc bán số hàng đó là trái với quy định của pháp luật.
Vì vậy, bạn có thể khiếu nại lên Chi cục kiểm lâm cấp trên trực tiếp của cơ quan kiểm lâm cấp huyện (Hạt kiểm lâm) để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, vì thông tin mà bạn cung cấp nhưng bạn không nêu rõ các giấy tờ này do ai cấp, có hợp pháp không và đầy đủ yêu cầu không nên để bạn có thể hiểu rõ vấn đề hơn để có cách xử lý thích hợp thì chúng tôi tư vấn cho bạn cả trường hợp còn lại (nếu bạn bị xử lý vi phạm hành chính). Theo quy định tại
Thứ nhất, về thẩm quyền của Kiểm lâm được quy định cụ thể tại Điều 43:
“1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng…
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.”
Trường hợp của bạn, Hạt kiểm lâm đã thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện phạm tội. Tuy nhiên, bạn lưu ý xem ai là người đứng ra xử lý bạn, kiểm lâm viên hay Hạt trưởng hạt Kiểm lâm và hình thức xử lý là gì, họ có lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hay không. Vì vậy, có thể trong trường hợp của bạn đã có sự sai phạm ngay từ thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Trước hết phải thuộc một trong các trường hợp quy định quy định tại khoản 1 Điều 125:
“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này”.
Với quy định trên, bạn có thể đối chiếu với trường hợp của mình. Nếu xét về thời hạn tạm giữ tang vật thì phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều này. Khoản 5 Điều này quy định: “Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật”.
Do Hạt kiểm lâm đã tiến hành việc tạm giữ tang vật nên họ phải có trách nhiệm bảo quản, nhưng họ lại thực hiện việc bán trước ngày hẹn với bạn. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Họ sẽ không phải bồi thường khi thuộc trường hợp khoản 3 Điều 126 tức nhựa thông là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tổ chức bán ngay theo giá thị trường và việc bán phải được lập thành biên bản.
Tuy nhiên, các thủ tục sau đó vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật như tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Như vậy, dù là sử dụng phương án nào thì cũng phải lập biên bản xác nhận, vì vậy, bạn hãy đối chiếu với các biên bản xác nhận, việc thực hiện các quy định của họ và quy định của pháp luật để có thể xác định chính xác trong trường hợp của mình.