Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự?
Các cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động thi hành án hình sự được pháp luật quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn. Và Viện kiểm sát cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng sẽ được pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát thi hành án hình sự. Vậy Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự?
Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Luật tổ chức Viện Kiểm sát 2014;
Luật Thi hành án Hình sự 2019.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát là gì?
1.1. Một số quy định về Viện kiểm sát
Căn cứ vào Điều 2, Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
+ Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
+ Viện kiểm sát có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, kháng nghị, kháng cáo hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp.
Quyền con người, quyền công dân là một trong những vấn đề được cả nhân loại quan tâm, nghiên cứu.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định tại Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 thể hiện như sau:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và
+Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
+ Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
+ Kháng nghị bản án, quyết định của
+ Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định rất cụ thể và rõ ràng. Khi thực hiện việc kiểm sát hoạt động tư pháp thì Viện kiểm sát phải đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Viện kiểm sát phải đảm bảo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự?
Theo quy định tại Điều 25, Luật Tổ chức Viện kiểm sát về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc thi hành án hình sự
“1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành án hình sự.
2. Khi kiểm sát thi hành án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu Tòa án ra quyết định thi hành án hình sự; yêu cầu Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tự kiểm tra việc thi hành án hình sự và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thi hành án hình sự;
b) Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương;
c) Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;
d) Đề nghị miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án; tham gia việc xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách;
đ) Kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thi hành án hình sự;
e) Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong thi hành án hình sự; xử lý nghiêm minh người vi phạm;
g) Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.”
Qua điều luật ta thấy: Viện kiểm sát
+ Kiểm sát Tòa án ra Bản án, Quyết định: Quyết định thi hành án( ủy thác thi hành án); quyết định áp dụng biện pháp tư pháp, quyết định hoãn chấp hành án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án, giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định buộc người đang chấp hành án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, quyết định hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định rút ngắn thời hạn thử thách của án treo, quyết định rút ngắn thời hạn thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định xóa án tích.
+ Kiểm sát việc Tòa án ra quyết định thi hành án, quyết định ủy thác thi hành án, quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
Trường hợp phát hiện vi phạm của Tòa án đã xét xử sơ thẩm, thì tùy từng trường hợp cụ thể, Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm hoặc ra văn bản yêu cầu Tòa án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định ủy thác phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nhận ủy thác biết để kiểm sát. Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án nhận ủy thác phải thông báo lại cho Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ủy thác biết việc đã nhận được thông báo.
+ Kiểm sát việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án phạt tù đối với người bị kết án đang tại ngoại của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát cùng cấp phải sao gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người bị kết án đang tại ngoại biết để kiểm sát.
– Đối với người bị kết án đang bị tạm giam, Viện kiểm sát phải kiểm sát thời hạn tống đạt quyết định thi hành án phạt tù, thời hạn lập hồ sơ, danh sách báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự của trại tạm giam và cơ quan thi hành án hình sự.
+ Kiểm sát việc hoãn chấp hành án phạt tù:
– Viện kiểm sát kiểm sát việc Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét và quyết định cho người bị kết án phạt tù được hoãn chấp hành án phạt tù, bảo đảm đúng đối tượng, thủ tục, điều kiện được hoãn, thời gian hoãn theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự và Điều 23 Luật Thi hành án hình sự.
– Trường hợp thấy có đủ căn cứ hoãn chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát ra văn bản đề nghị Chánh án Tòa án cùng cấp đã ra quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt tù đang tại ngoại được hoãn chấp hành án.
+ Kiểm sát việc quản lý và giáo dục phạm nhân:
Viện kiểm sát kiểm sát việc tiếp nhận người chấp hành án phạt tù và hồ sơ kèm theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Luật Thi hành án hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án; kiểm sát hồ sơ thi hành án phạt tù nhằm bảo đảm hồ sơ phạm nhân được cập nhật đầy đủ các tài liệu phát sinh trong quá trình chấp hành án theo quy định của pháp luật.
+ Kiểm sát việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ chấp hành án, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án thông báo và sao gửi quyết định tạm đình chỉ cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người được tạm đình chỉ về cư trú hoặc Viện kiểm sát quân sự khu vực có thẩm quyền biết để kiểm sát.
+ Kiểm sát việc đình chỉ thi hành án phạt tù:
Viện kiểm sát sẽ ra văn bản thông báo cho Viện kiểm sát nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát nơi Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án để kiểm sát theo thẩm quyền. Viện kiểm sát nhận được thông báo phải thông báo lại bằng văn bản cho Viện kiểm sát đã thông báo biết.
Như vậy có thể pháp luật quy định rất rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động thi hành án hình sự. Và Viện kiểm sát sẽ phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhất những nhiệm vụ, quyền hạn đó của pháp luật để đảm bảo việc thực thi pháp luật đối với những người phạm tội, hay pháp nhân phạm tội.