Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố?
Mục lục bài viết
1. Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là gì?
Bộ luật tố tụng hình sự tuy không quy định thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ND gồm những giai đoạn nào, nhưng nhìn vào cách phân chia bố cục của Bộ luật, chúng ta có thể phân chia thực hành quyền công tố gồm có 06 giai đoạn, đó là: Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra; thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Việc phân định chính xác, mạch lạc các giai đoạn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát ND có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở phân định đầy đủ quyền năng và nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát, cũng như về trình tự, thủ tục, thời hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu, yêu cầu của tố tụng hình sự.
Trong các giai đoạn thực hành quyền công tố nêu trên thì thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng. Giai đoạn truy tố là giai đoạn đánh giá lại một cách toàn diện, khách quan các chứng cứ, những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự của các giai đoạn thực hành quyền công tố trước đó để Viện kiểm sát quyết định có tiếp tục thực hành quyền công tố ở các giai đoạn tiếp theo hay không, có đủ cơ sở để
Truy tố là giai đoạn tiếp sau giai đoạn điều tra, được bắt đầu khi Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án kèm theo đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện kiểm sát ra một trong các quyết định: Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng theo thủ tục thông thường hoặc bằng quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn; trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Để ra một trong các quyết định nêu trên trong thực tiễn công tác, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án kỹ càng giúp Viện kiểm sát nhận định, giải quyết được các vấn đề phức tạp trong thời hạn truy tố đảm bảo việc truy tố của Viện kiểm sát là đúng tội, đúng người, đúng pháp luật, không làm oan sai, bỏ lọt tội phạm. Viện kiểm sát chính là chủ thể duy nhất thực hiện chức năng đặc trưng này, đồng thời khẳng định truy tố thực sự là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Không giống với giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát gần như “một mình một sân” khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử được thực hiện cùng với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và hoạt động xét xử của Toà án. Trong giai đoạn truy tố, các hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố thể hiện quyền năng tố tụng đặc trưng nhất.
Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố như sau:
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là việc Viện kiểm sát sử dụng các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố ở giai đoạn truy tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để quyết định truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử hoặc đưa ra các quyết định khác nhằm giải quyết vụ án.
2. Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố:
Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, được hiểu là các thao tác nghiệp vụ cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân, thực hiện các chức năng cụ thể của Viện kiểm sát nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, được quy định cụ thể như sau:
– Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can
Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn do chủ thể là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người, quyền công dân nên đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải cân nhắc thật kỹ, ra quyết định một cách thận trọng. Theo quy định của
Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên nhận được hồ sơ vụ án mình được phân công giải quyết thì phải tiến hành kiểm tra các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đang áp dụng. Sau đó, Kiểm sát viên sẽ báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn truy tố, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các điều 126, 127, 128, 129 và 130 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
– Yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can
Trong giai đoạn truy tố nếu xác định có bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra đã thụ lý vụ án ra quyết định truy nã bị can.
Nếu hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mà việc truy nã đối với bị can chưa có kết quả thì Cơ quan ra lệnh truy nã phải
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết
Kiểm sát viên phân công giải quyết vụ án hình sự cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xác định một cách kỹ càng các vấn đầu sau: kiểm sát việc tuân theo pháp luật cũng như các nguyên tắc tố tụng trong giai đoạn điều tra; quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm tra căn cứ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án; kiểm tra việc nhập hoặc tách vụ án; xác định thẩm quyền truy tố, xác định căn cứ để quyết định truy tố bị can …
Không phải vụ án nào cũng có tài liệu, chứng cứ được thu thập đầy đủ, nhanh chóng mà việc thu thập chúng trên thực tế không hề đơn giản, đặc biệt là những tài liệu này do cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm giữ riêng. Khi đó, Viện kiểm sát sẽ sử dụng quyền mà Bộ luật tố tụng hình sự đã trao cho đó là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án nhằm làm rõ căn cứ và đưa ra phương án giải quyết đúng đắn. Quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án là một trong những điểm mới tại của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại Điều 236: trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án. Việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã trao quyền này cho Viện kiểm sát là trao công cụ để Viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
– Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra
Để giải quyết được một vụ án hình sự, các hoạt động hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự; tiến hành đổi chất, thực nghiệm điều tra và các hoạt động điều tra là rất cần thiết. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ Kiểm sát viên có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nói trên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong giai đoạn truy tố, vấn đề quan trọng nhất là Viện kiểm sát ra quyết định truy tố chính xác, được trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố giúp cho Viện kiểm sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi thực hành quyền công tố được dễ dàng, đảm bảo được rằng khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra .
– Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra
Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong phạm vi trách nhiệm của mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Về cơ bản, trên thực tế phần lớn các quyết định khởi tố vụ án hình sự được ban hành bởi Cơ quan điều tra tuy nhiên để tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định Viện kiểm sát cũng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không chỉ ở giai đoạn điều tra (khi thấy quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án) mà còn có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi thực hành quyền công tố ở giai đoạn truy tố trong trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm (Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
– Quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can.
Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung (khoản 4 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
– Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung
Để đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng bán kết luận điều tra do Cơ quan điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển đến, nếu thấy cần thiết phải điều tra bổ sung để giải quyết đúng đắn vụ án, Viện kiểm sát phải quyết định trả hồ sơ vụ án để yêu cầu Cơ quan điều tra , cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra bổ sung. Theo Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp: Thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được.
Chứng cứ quan trọng là những chứng cứ có ý nghĩa trong việc xác định hành vi phạm tội của bị can một cách chính xác và đầy đủ. Các trường hợp được coi là thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-Viện kiểm sát NDTC-BCA TANDTC ngày 22/12/2017 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Gọi tắt là thông tư 02) bao gồm các loại chứng cứ:
(1) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác.
(2) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can.
(3) Có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng
– Quyết định tách, nhập vụ án, chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
– Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Thời hạn quyết định việc truy tố là khoảng thời gian theo luật định mà trong khoảng thời gian đó Viện kiểm sát có thẩm quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án và ra một trong các quyết định tố tụng luật định: truy tố bị can trước Tòa án; trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Thời hạn quyết định việc truy tố tính từ khi nhận hồ sơ vụ án và bán kết luận điều tra cho đến khi Viện kiểm sát ra một trong các quyết định nêu trên. Tuy nhiên, nếu vụ án phức tạp, cần có thêm thời gian nghiên cứu, đánh giá chứng cứ hoặc báo cáo, thỉnh thị xin ý kiến mà chưa thể đề xuất việc xử lý vụ án trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Quyết định truy tố
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, trên cơ sở kết luận điều tra đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra , thấy có đủ căn cứ và cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát có quyền quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng. Trong trường hợp vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án bằng quyết định truy tố theo quy định tại Điều 461 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Bản cáo trạng là văn bản áp dụng pháp luật, trong đó Viện kiểm sát quyết định truy tố một (hoặc nhiều) bị can, về một (hoặc nhiều) hành vi phạm tội mà có căn cứ cho rằng bị can (hoặc các bị can) đó đã thực hiện ra trước Tòa án để xét xử. Bản cáo trạng thể hiện quan điểm truy tố đối với bị can của Viện kiểm sát , là cơ sở để Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Bản cáo trạng còn là cơ sở pháp lý để bị can, người bào chữa thực hiện quyền bào chữa, những người tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Trong giai đoạn truy tố, khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác với các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân tích ở trên để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, ví dụ: Viện kiểm sát cấp trên thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án; Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố (khoản 1 Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).
Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can trước Tòa án là có căn cứ, đúng pháp luật. Để đảm bảo việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát.