Hội đồng thi hành án tử hành là gì? Hội đồng thi hành án tử hình tên tiếng Anh là gì? Quy định về Hội đồng thi hành án tử hình? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình
Hiện nay, bên cạnh những hình phạt như: phạt tù, phạt hành chính, phạt cải tạo không giao giữ thì có có hình phạt tử hình. Tử hình được coi là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt của nước ta. Hình phạt tử hình là hình phạt được áp dụng đối với những tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và những tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Tiến hành thi hành án tử hình phải do các cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hành là gì và được quy định như thế nào?
-Cơ sở pháp lý: Luật thi hành án hình sự 2019
1. Hội đồng thi hành án tử hành là gì?
Hội đồng thi hành án tử hình là tập hợp những cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành thi hành án tử hình dựa trên quyết định, phán quyết của toà án đã tuyên . Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
2. Hội đồng thi hành án tử hình tên tiếng Anh là gì?
Hội đồng thi hành án tử hình tên tiếng Anh là: “ a death sentence execution council”
3. Quy định về Hội đồng thi hành án tử hình.
Hội đồng thi hành án tử hình được thành lập dựa trên căn cứ sau khi có quyết định thi hành án tử hình, quyết định thành lập hội đồng thi hành án tử hình được quy định tại Điều 78 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:
“Điều 78. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
1. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng.
3. Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
a) Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
Giúp việc cho Hội đồng thi hành án tử hình có Thư ký là cán bộ, công chức của Tòa án, do Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phân công.”
Các bước thành lập hội đồng thi hành án tử hình
– Bước 1: Hội đồng thi hành án tử hình được bầu ra sau khi có quyết định thi hành án tử hình và Chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
– Bước 2: Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải có văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu
– Bước 3: Sau khi nhận được văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người tham gia Hội đồng
Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
– Thành phần hội đồng thi hành án tử hình:
Thành phần hội đồng thi hành án tử hình bao gồm: Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng, Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp. Trong đó, Thư ký là cán bộ, công chức của Tòa án do Chánh án tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phân công để giúp việc cho hội đồng thi hành án tử hình.
4. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình
*Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình
Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng thi hành án tử hình được quy định tại Điều 79 Luật thi hành án hình sự 2019, theo đó:
“ Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
b) Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;
d) Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
đ)
e) Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
2. Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.”
– Thứ nhất, Hội đồng thi hành án tử hình có quyền quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án, vì hội đồng thi hành án là cơ quan trực tiếp nên việc quy định về quyền và trách nhiệm quyết định về kế hoạch cũng như công tác chuẩn bị cho việc thi hành án của hội đồng thi hành án tử hình là hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn.
– Thứ hai, hội đồng thi hành án tử hình có quyền và trách nhiệm trong việc tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; nếu trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ những điều kiện về người chấp hành án tử hình hoặc những lý do khác chính đáng thì hội đồng thi hành án tử hình có quyền ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án
– Thứ ba, hội đồng thi hành án tử hình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; án trong trường hợp cần thiết thì hội đồng thi hành án tử hình có quyền yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành.
– Thứ tư, hội đồng thi hành án tử hình có quyền và trách nhiệm điều hành việc thi hành án theo kế hoạch đã đặt ra,
– Thứ năm, sau khi có kết quả thi hành án thì hội đồng thi hành án tử hình có trách nhiệm gửi thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự được biết
– Thứ sau, sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì hội đồng thi hành án tử hình tự giải thể.
Như vậy, có thể thấy hội đồng thi hành án tử hình có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình thi hành án tử hình. Hội đồng thi hành án tử hình có những đặc quyền và trách nhiệm riêng trong khi tiến hành thi hành án tử hình được bảo đảm và đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, ngay sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ thì hội đồng thi hành án tử hình tự giải thể.
*Quyết định thi hành án tử hình:
– Quyết định thi hành án tử hình do Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định. Trong quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan :Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp; trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở nhằm thông báo cho những cơ quan này biết về việc thi hành án tử hình đối với người bị buộc tội để chuẩn bị cho công tác thi hành án.