Cơ quan Điều tra hình sự quân khu là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu?
Để tối ưu hóa hoạt động của cơ quan điều tra trong mọi ngành, lĩnh vực nhất định, cơ quan điều tra được tổ chức trong cả Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động của các cơ quan điều tra dựa trên nền tảng chức năng vốn có của cơ quan này và được nhà nước trao quyền, nhiệm vụ để thực hiện chức năng đó. Trên tinh thần nắm bắt được cơ bản quy định của pháp luật, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ phân tích và bình luận về nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan điều tra cụ thể: Cơ quan Điều tra hình sự quân khu
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Cơ quan Điều tra hình sự quân khu là gì?
Cơ quan Điều tra hình sự quân khu là cơ quan điều tra hình sự thuộc Quân đội nhân dân, bên cạnh Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng và Cơ quan điều tra hình sự khu vực. Có thể nói, Cơ quan điều tra hình sự quân khu hoặc tương đương là “cấp dưới” Cơ quan Điều tra hình sự Bộ quốc phòng và là “cấp trên” của Cơ quan điều tra hình sự khu vực. Hoạt động của Cơ quan điều tra hình sự quân khu hoặc tương đương phải là sự tương tác và thể hiện mối quan hệ giữa các cấp liên quan, giữa cơ quan điều tra hình sự này với
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu hoặc tương đương gần như giống với các cơ quan điều tra hình sự khác, cũng như mang nhiệm vụ, quyền hạn chung của cơ quan điều tra. Nếu có sự khác nhau trong nhiệm vụ, quyền hạn chỉ là do địa vị pháp lý mà cơ quan này đang có. Theo quy định tại Điều 27 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan điều tra hình sự quân khu có 6 nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:
Thứ nhất, tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan điều tra hình sự quân khu nói riêng, để thực hiện được nhiệm vụ này hiệu quả thì việc tổ chức công tác trực ban hình sự là cần thiết, theo đó, trực ban hình sự là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của điều tra viên, cán bộ điều tra dựa trên sự phân công của lãnh đạo để túc trực và luôn sẵn sàng cho việc tiếp nhận thông tin về tội phạm.
Phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là hoạt động bước đầu tiếp cận và thực hiện những nghiệp vụ điều tra đầu tiên, việc phân loại có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ của tội phạm theo thông tin nhân được, việc giải quyết tố giác ở đây được hiểu là việc nắm bắt, phân công cán bộ giải quyết,…
Kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình là hoạt động của điều tra viên trong việc đề nghị chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra hình sự quân khu, việc kiến nghị phải có cơ sở và hồ sơ kèm theo.
Chuyển vụ án đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết là nhiệm vụ chứ không phải là quyền của cơ quan điều tra hình sự quân khu, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự đảm bảo đúng thẩm quyền, hợp pháp, làm phát sinh các hoạt động sau đó.
Thứ hai, tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.
Theo quy định này, thì cơ quan điều tra hình sự quân khu hoặc tương đương được tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật hình sự, cụ thể là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội phạm về môi trường; các tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng; trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Đồng thời, các tội phạm kể trên phải thuộc thẩm quyền xét xử của
Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu dựa vào chủ thể (bị đơn, người bị hại) có phải là người thuộc các “đối tượng đặc biệt” không ( quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng), và phải xác định đúng thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.
Thứ ba, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Điều tra hình sự khu vực; hướng dẫn các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.
Nhiệm vụ này có ý nghĩa quan trọng đối với Cơ quan điều tra hình sự khu vực, khi được tiếp cận và chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, từ đó nâng cao trình độ và nhận thức trong hoạt động của cơ quan mình. Đồng thời việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm là cách để cấp trên kiểm soát hoạt động của cấp dưới, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh hoạt động của cơ quan cấp dưới, sao cho hệ thống từ trên xuống dưới phải đồng bộ, hiệu quả, phát huy tinh thần làm việc vừa độc lập, vừa phối hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả.
Thứ tư, kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
Kiến nghị là hoạt động của cá nhân, cơ quan có chuyên môn gửi tới cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, gần như buộc cơ quan, tổ chức có thâm quyền phải giải quyết yêu cầu mà bên kiến nghị đặt ra. Với tư cách là cơ quan điều tra hình sự quân khu, cơ quan chuyên môn về điều tra hình sự, cơ quan này hoàn toàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan để các cơ quan này áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, ngăn chặn khởi nguồn của tội phạm trong tương lai.
Thứ năm, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự quân khu và tương đương.
Sơ kết hoặc tổng kết về cơ bản mang tính chất giống nhau, nhưng sơ kết thì khoảng thời gian ngắn hơn, thường theo quý hoặc nửa năm, còn tổng kết thì áp dụng vào cuối năm, sơ kết có vai trò quan trọng trong việc giải quyết dứt điểm các vấn đề kịp thời và nhanh chóng, nhưng tổng kết lại mang tính chiến lược, tóm tắt quá trình hoạt động trong một năm và đề ra hướng giải quyết trong năm mới. Vì vậy, cơ quan điều tra hình sự quân khu cũng như các cơ quan nhà nước luôn phải thực hiện công tác này một cách hiệu quả nhất.
Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Giải quyết khiếu nại là trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan điều tra hình sự quân khu (chính yếu) xém xét lại quyết định, hành vi, khi cơ quan điều tra quân khu ban hành quyết định, hoặc người trong cơ quan điều tra hình sự quân khu ban hành quyết định, hoặc thực hiện hành vi được cho là vi phạm pháp luật và làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại.
Giải quyết tố cáo là trách nhiệm của cơ quan điều tra hình sự quân khu khi cơ quan này hoặc người trong cơ quan này có quyết định, hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và có cá nhân tố cáo.