Nhập ngũ cấp bậc trung sĩ quân đội có được tính phụ cấp thâm niên không? Cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề như thế nào?
Nhập ngũ cấp bậc trung sĩ quân đội có được tính phụ cấp thâm niên không? Cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là một quân nhân, nhập ngũ tháng 2/2015 ,hiện đang là tiểu đội trưởng ,cấp bậc trung sỹ ,diện phục vụ 24 tháng Xin hỏi trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp thâm niên không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Căn cứ quy định tại Điều 2, Thông tư 08/2015/TT-BQP thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như sau:
“ Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu hưởng lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây gọi tắt là cơ yếu).
c) Công nhân viên quốc phòng đã và đang được xếp hưởng; lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra đảng, nhà giáo và dự trữ quốc gia.”
Và quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Khoản 2, Điều 4 Thông tư 08/2015/TT-BQP như sau:
“Điều 4. Cách tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề
1. Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề
a) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng các thời gian sau:
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên quân đội, công an, cơ yếu (nếu có);
– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề ở các ngành khác, gồm:
+ Thời gian làm việc được xếp lương một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm (nếu có) được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
+ Thời gian làm công tác kiểm tra Đảng được tính hưởng; phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Quyết định số 275-QĐ/TW ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đảng, mặt trận và các đoàn thể;
+ Thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
+ Thời gian làm công tác dự trữ quốc gia được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia.
>>> Luật sư tư vấn tính phụ cấp thâm niên cho sỹ quan nhập ngũ: 1900.6568
– Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự theo luật định của các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư này mà trước khi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
…
2. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề
a) Thời gian phục vụ tại ngũ trước khi bị tước danh hiệu quân nhân và thời gian chấp hành hình phạt tù giam, trong trường hợp quân nhân phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền tước danh hiệu quân nhân.
b) Thời gian gian phục vụ tại ngũ trước khi bị tước danh hiệu quân nhân, trong trường hợp bị cấp có thẩm quyền tước danh hiệu quân nhân do vi phạm kỷ luật.
c) Thời gian đào ngũ, trong trường hợp quân nhân đào ngũ được tiếp nhận lại đơn vị.
d) Thời gian phục vụ tại ngũ trước khi đào ngũ, trong trường hợp quân nhân đào ngũ không trở lại đơn vị.
đ) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư này như sau:
– Thời gian thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.”
Như vậy, Các đối tượng áp dụng để hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu hưởng lương cấp hàm cơ yếu hoặc lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu (sau đây gọi tắt là cơ yếu); Công nhân viên quốc phòng đã và đang được xếp hưởng; lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra đảng, nhà giáo và dự trữ quốc gia. "
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng (Điều 1, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2008). Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cần thiết cho công tác chỉ huy, chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, xây dựng quân đội và tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội (Điều 2, Nghị định 18/2007/NĐ-CP) và gồm 8 bậc quân hàm trong đó không có quân hàm trung sĩ. Vì vậy bạn không thuộc các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên.