Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Cách tính thâm niên và mức tiền phụ cấp thâm niên với giáo viên

  • 06/09/202206/09/2022
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    06/09/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Phụ cấp thâm niên là gì? Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo? Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo? Quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên?

      Như chúng ta đã biết, ngoài lương còn nhiều loại phụ cấp khác dành cho giáo viên. Và, thâm niên nhà giáo là một trong những loại phụ cấp ưu đãi cho các đối tượng là những viên chức, người lao động công tác trong lĩnh vực giáo dục nhằm mục đích để có thể thông qua đó bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, và nhiều các yếu tớ khác. Trong giai đoạn hiện nay, phụ cấp thâm niên là khoản tiền được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo với giáo viên.

      Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Căn cứ pháp lý:

      – Nghị định 77/2021/NĐ-CP.

      – Nghị quyết 27/NQ-TW.

      – Luật Giáo dục 2019.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Phụ cấp thâm niên là gì?
      • 2 2. Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo:
      • 3 3. Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo:
      • 4 4. Quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên:

      1. Phụ cấp thâm niên là gì?

      Từ ngày xưa cho đến nay, nghề giáo vẫn luôn được coi là một trong số những nghề trân quý và nghề giáo cũng nhận được nhiều sự tôn trọng trong xã hội. Nhà nước ta chính bởi vì vậy mà vẫn luôn có những chính sách ưu đãi dàng cho các giáo viên để các giáo viên có tinh thần làm việc và từ đó có thể gắn bó lâu hơn với công việc của mình. Và, phụ cấp thâm niên chính là một trong những chính là một trong những chính sách được tạp ra nhằm mục đích như vậy.

      Phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được biết đến là một trong những chế độ phụ cấp được pháp luật quy định nhằm mục đích để tính hưởng quyền lợi của các chủ thể là những giáo viên. Tuy nhiên trên thực tế thì ta nhận thấy rằng, không phải nhà giáo hay ai cũng nắm rõ loại phụ cấp thâm niên này là gì, được tính như thế nào, và quy định phụ cấp thâm niên được pháp luật quy định ra sao.

      Ta hiểu về thâm niên như sau:

      Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn hiện nay, pháp luật nước ta hiện không có nội dung quy định về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu thâm niên là khoảng thời gian (được tính theo đơn vị năm) mà các chủ thể đã làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó.

      Xem thêm: Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì? Điều kiện hưởng và cách tính?

      Thâm niên trong giai đoạn hiện nay được sử dụng làm căn cứ để nhằm mục đích tính phụ cấp cho các chủ thể là những người lao động. Phụ cấp này thường là áp dụng trong khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, bên cạnh khối nhà nước, một số doanh nghiệp tuỳ vào những chính sách và quy định cũng sử dụng thâm niên để nhằm mục đích tính phụ cấp cho người lao động của đơn vị mình (nhưng không nhiều) và mức phụ cấp sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ phúc lợi của từng doanh nghiệp cụ thể.

      Phụ cấp thâm niên được hiểu như sau:

      Như vậy, chúng ta có thể hiểu cơ bản phụ cấp thâm niên chính là khoản phụ cấp lương sẽ được trả thêm hàng tháng cho các chủ thể là những người lao động khi các chủ thể này đã có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với các cơ quan, đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp nhằm mục đích chính là để có thể thông qua đó khuyến khích và tạo thêm động lực cho các đối tượng người lao động làm việc, cống hiến hiệu quả hơn.

      Mức tính thâm niên ở các doanh nghiệp thực chất sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, hay hiểu là nó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các chủ thể là những người sử dụng lao động nên không phải doanh nghiệp nào người lao động cũng được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, ở cơ quan nhà nước thì tiền lương hàng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp thâm niên. Cụ thể, trong giai đoạn hiện nay, những đối tượng được tính phụ cấp thâm niên bao gồm:

      – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là đối tượng được tính phụ cấp thâm niên.

      – Các hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân Việt Nam là đối tượng được tính phụ cấp thâm niên.

      – Các chủ thể là những người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu là đối tượng được tính phụ cấp thâm niên.

      – Các cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, viện kiểm sát, kiểm toán, thanh tra thi hành án dân sự, kiểm lâm là đối tượng được tính phụ cấp thâm niên.

      Xem thêm: Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

      2. Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo:

      Điều kiện và thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của các chủ thể đã được quy định cụ thể Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

      Theo đó, các chủ thể là những nhà giáo để nhằm mục đích được hưởng phụ cấp thâm niên thì các chủ thể đó sẽ cần đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định cụ thể như sau:

      – Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo sẽ được xác định bằng tổng các thời gian cụ thể như sau:

      + Thời gian các chủ thể thực hiện giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

      + Khoảng thời gian thực hiện giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với các chủ thể là những nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây các chủ thể đó đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

      + Khoảng thời gian làm việc mà các chủ thể được tính hưởng phụ cấp thâm niên, bao gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành cụ thể như hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra đảng; khoảng thời gian làm việc mà các chủ thể được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên của giáo viên ở ngành, nghề khác (nếu có).

      + Khoảng thời gian mà các chủ thể đi nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật mà trước khi các chủ thể đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

      – Cùng với đó, pháp luật nước ta cũng quy định thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên cụ thể bao gồm:

      Xem thêm: Phụ cấp thâm niên là gì? Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo?

      + Khoảng thời gian tập sự là thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên.

      + Khoảng thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên là thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên.

      + Khoảng thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội là thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên.

      + Khoảng thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định là thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên.

      + Khoảng thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

      + Khoảng thời gian không làm việc khác theo quy định pháp luật.

      3. Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo:

      Các chủ thể là những nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) thì các chủ thể đó sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện đang hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) các chủ thể này sẽ được tính thêm 1%.

      Phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và phụ cấp thâm niên sẽ được dùng nhằm mục đích để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các chủ thể.

      Xem thêm: Công nhân viên quốc phòng có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

      Cụ thể, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

      Mức tiền phụ cấp thâm niên

      =

      Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

      x

      Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ

      x

      Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

      4. Quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên:

      Hiện nay, pháp luật đã bãi bỏ phụ cấp thâm niên đối với các chủ thể là những cán bộ, công chức, viên chứ. Đây là một trong những số nội dung cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW. Theo điều 76 Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 cũng đã bỏ phụ cấp thâm niên khỏi các chế độ dành cho các chủ thể là những nhà giáo. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng là những người giáo viên sẽ được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và quá trình lao động nghề nghiệp; các đối tượng là những người giáo viên được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định.

      Bên cạnh đó, tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII từ ngày 5 đến 9/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã tán thành với kiến nghị của Ban cán sự đảng Chính phủ về thời điểm cụ thể thực hiện chế độ tiền lương mới đối với giáo viên đó là kể từ ngày 1/7/2022 đối với các chủ thể là những cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp theo Nghị quyết 27-NQ/TW. Chính vì thế mà cho đến hết trong ngày 30/06/2022 các chủ thể là những nhà giáo vẫn tiếp tục được phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP.

      Ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, việc điều chỉnh như vậy là hoàn toàn hợp lý và cũng rất phù hợp với tình hình diễn biến cúa đất nước ta nói chung và nền giáo dục nói riêng tại Việt Nam thời gian qua nói riêng.

        Xem thêm: Thâm niên là gì? Khi nào người lao động được trả phụ cấp thâm niên?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Chế độ phụ cấp thâm niên

        Phụ cấp thâm niên

        Phụ cấp thâm niên của nhà giáo


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Hồ sơ, thủ tục hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu như thế nào?

        Khái niệm phụ cấp thâm niên? Hồ sơ, thủ tục hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu? Đối tượng và mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?

        Thâm niên công tác được tính thế nào? Cách tính thâm niên?

        Khái niệm thâm niên công tác? Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính phụ cấp thâm niên? Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

        Thâm niên là gì? Khi nào người lao động được trả phụ cấp thâm niên?

        Thâm niên là gì? Quyền và nghĩa vụ của người lao động? Chế độ tiền lương của người lao động?Chế độ phụ cấp thâm niên theo quy định của Bộ luật lao động? Quy định của pháp luật lao động về việc trả phụ cấp thâm niên?

        Công văn số 6120/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 24 tháng 09 năm 2010

        Công văn số 6120/BGDĐT-NGCBQLGD về việc trả lời công văn của một số Sở GD&ĐT hỏi về Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.

        Chế độ và thời gian hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội

        Phụ cấp thâm niên là gì? Phụ cấp thâm niên của quân đội? Chế độ và thời gian hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội? Quy định về các khoản phụ cấp của  lực lượng quân đội nhân dân?

        Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

        Người lao động có được hưởng phụ cấp thâm niên không? Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thông thường có được hưởng phụ cấp thâm niên theo năm làm việc không?

        Thời gian nghỉ thai sản có được tính thâm niên nghề không?

        Thời gian nghỉ thai sản có được tính thâm niên nghề không? Quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo như thế nào?

        Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

        NĐ 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định về các điều kiện về chế độ phụ cấp thâm niên.

        Phụ cấp thâm niên là gì? Quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo?

        Phụ cấp thâm niên là gì? Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo? Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên là gì? Thời điểm chi trả phụ cấp thâm niên cho giáo viên? Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo? Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ