Quy định về hưởng phụ cấp độc hại? Nhân viên thiết bị thí nghiệm có được hưởng phụ cấp độc hại không?
Trong cuộc sống hàng ngày thì việc người dân lao động để kiếm thu nhập trang chải cuộc sống là điều tất nhiên và rất phổ biến. Chính vì có rất nhiều người lao động, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc lao động của mình nên công việc mà các đối tượng làm là không hề giống nhau và môi trường làm việc cũng được quy định khác nhau. Có đối tượng thì làm việc trong môi trường nặng nhọc, đối tượng thì lại làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại,… Bởi lẽ đó, để đảm bảo được quyền và lợi ích cho những đối tượng này thì pháp luật nước ta đã quy định về việc trả thù lao như thế nào cho xứng đáng. Đối với, người lao đồng, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ngoài mức lương cơ bản được quy định thì học còn được trả thêm một khoản phụ cấp để cải thiện lại sức khỏe trong quá trình làm việc này.
Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng thì sẽ thuộc các loại trợ cấp khác nhau. Những có thể đạt ra một câu hỏi rằng đối với nhân viên thiết bị thí nghiệm có được hưởng phụ cấp độc hại không? Mức độ phụ cấp mà nhân viên này được hưởng được quy định ở đâu? Vậy để giải đáp thắc mắc quy định về việc nhân viên thiết bị thí nghiệm có được hưởng phụ cấp độc hại. Trong nội dung bài viết dưới đây, luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc để hiểu hơn về nội dung này như sau:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về hưởng phụ cấp độc hại
Trên có sở quy định của pháp luật hiện hành thì việc cơ quan nhà nước hay còn gọi cách khác là người sử dụng lao đồng chi trả một khoản tiền được trả thêm cho người lao động, công chức, viên chức theo tháng, quý, hoặc năm khi người lao động làm việc trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại được gọi là phụ cấp độc hại. Trên thực tế thì khoản phụ cấp này được người sử dụng lao động trả để bù đắp cho người lao động một phần sức khỏe, tổn hại về tinh thần, thể chất, hoặc thậm chí là khả năng lao động.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng có quy định đối với việc trả phụ cấp độc hại sẽ dựa trên từng đối tượng ngành nghề và lĩnh vực cụ thể mà có những đặc trưng, đặc thù công việc riêng có các yếu tố nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại. Bởi lẽ đó, cho nên việc pháp luật quy định về việc trả khoản phụ cấp độc hại này sẽ được trả phụ thuộc vào đối tượng lao động và những yêu cầu công việc một cách khác nhau với từng lĩnh vực, công việc cụ thể.
Từ quy định nêu ra ở trên thì có thể nhạn biết thấy một điều rằng đối với các đối tượng người lao động được quy định trong
Không những quy định rất cụ thể về đối tượng được hưởng phụ cấp mà pháp luật này cũng quy định về mức lương phụ cấp của đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức được tính phụ cấp độc hại theo hệ số như sau:
– Mức 1 là mức đầu tiên và thời gian làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm cũng là ít nhất nên có hệ số 0,1 tương ứng với mức phụ cấp là 149.000 đồng/tháng;
– Mức 2 được xác định là hệ số 0,2 tương ứng với mức phụ cấp là 298.000 đồng/tháng;
– Mức 3 được xác định là hệ số 0,3 tương ứng với mức phụ cấp là 447.000 đồng/tháng;
– Mức 4 là mức cao nhất và thời gian làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm cũng là nhiều nhất nên có hệ số 0,4 tương ứng với mức phụ cấp là 596.000 đồng/tháng.
Từ quy định trên về các mức phụ cấp thì có thể thấy pháp luật đã quy định về cách tính phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức là loại phụ cấp được tính theo thời gian người lao động làm việc thực tế tại nơi có các yếu tố độc hại và nguy hiểm. Không những thế mà việc chi trả các khoản phụ cấp sẽ được trả cùng với kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm dưới bốn giờ/ngày thì sẽ được tính toán bằng nửa ngày làm việc đó. Nếu như làm việc từ bốn giờ trở lên trong môi trường độc hại nguy hiểm thì được tính bằng cả ngày làm việc
2. Nhân viên thiết bị thí nghiệm có được hưởng phụ cấp độc hại không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm lý – hóa và đại học sư phạm vật lý, sau đó tôi làm công tác thiết bị trường học từ năm 2012. Trong quyết định của tôi ghi mã ngạch 15a.201, ngạch nhân viên thiết bị- thí nghiệm. Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có được hưởng chế độ phụ cấp độc hại không? Theo tôi biết hầu hết nhân viên thiết bị các trường trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đều được hưởng phụ cấp, tuy nhiên các trường trong huyện Châu Đức thì không được hưởng. Xin luật sư giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi dộc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường, chưa được tính vào hệ số lương. Theo quy định tại
Và theo Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng phụ cấp. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
“2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép
b) Mức 2, hệ số 0,2áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên”.
Nếu làm việc ở nơi có hai yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng phụ cấp độc hại ở mức 0,2; nếu làm việc ở những nơi có 3 yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng hưởng trợ cấp ở mức có hệ số là 0,3 và nếu làm việc ở những nới có đủ cả 4 yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng hưởng phụ cấp độc hại ở mức có hệ số 0,4.
Từ quy định đã được nêu ở trên thì với trường hợp của bạn, bạn là nhân viên thiết bị thí nghiệm trường học là nơi thường xuyên tiếp xúc với chất độc, khí độc thì bạn vẫn thuộc đối tượng được áp dụng hưởng mức phụ cấp độc hại. Và để được hưởng quyền lợi của mình, chị làm hồ sơ gửi lên Phòng giáo dục, trong đó có một bản thuyết minh về tác động của các chất độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ, nêu rõ ngành nghề và mức phụ cấp theo pháp luật.
Như vậy, với quy định trên thì chỉ những đối tượng là cán bộ, công chức, nhân việc mà làm việc trực tiếp trong môi trường độc hại thuộc trong các đối tượng được quy định được hưởng phụ cấp độc hại thì mới được hưởng phụ cấp. Không những thế mà tùy thuộc vào thời gian làm việc hác nhau thì mức phụ cấp độc hại cũng được quy định tăng dần theo thâm niên làm việc của những đối tượng này.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về nhân viên thiết bị thí nghiệm có được hưởng phụ cấp độc hại không theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về đối tượng lao động hưởng phụ cấp độc hại, mức phụ cấp độc hại của các đối tượng khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!