Hiện nay, việc đi làm ở các doanh nghiệp, nhân viên thiếu trách nhiệm hay vì một lý do nào đó mà đã gây thất thoát tài sản của công ty xảy ra khá là nhiều. Vậy trong trường hợp đó, nhân viên sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là hành vi làm thất thoát tài sản của công ty?
Tài sản theo quy định tại Điều 105
Hành vi làm thất thoát tài sản của công ty được hiểu là làm mất mát, thiếu hụt hoặc thiệt hại về một phần tài sản thuộc sở hữu của công ty. Ví dụ: thiệt hại tiền hàng của công ty;…
2. Nhân viên làm thất thoát tài sản của công ty bị xử lý thế nào?
2.1. Xử lý hình sự:
Hiện nay, pháp luật chưa có chế tài quy định trực tiếp đối với tội gây thất thoát tài sản của công ty, do đó việc định tội danh sẽ phải xem xét hành vi làm thất thoát tài sản của công ty tính chất, mức độ nguy hiểm như thế nào có thể xem xét xử lý về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017) hoặc tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 Bộ luật hình sự 2015). Cụ thể là:
2.1.1. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Hành vi làm thất thoát tài sản của công ty có thể quy về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện mục đích chiếm đoạt tài sản của công ty.
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Cá nhân người nhân viên thực hành hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty, trị giá tài sản từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật hình sự.
Hành vi được mô tả cụ thể bao gồm:
+ Thông qua việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, sau đó dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản; hoặc mặc dù có điều kiện để trả lại tài sản nhưng cố tình không trả.
+ Thông qua việc vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, sau đó lấy số tài sản sử dụng cho mục đích bất hợp pháp , ví dụ như mua ma túy; đánh bạc;… dẫn đến thua nợ và không có khả năng để trả lại tài sản.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi thuộc các trường hợp sau:
+ Có tính chất chuyên nghiệp.
+ Phạm tội có tổ chức.
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: nếu trong trường hợp chiếm đoạt tài sản của công ty giá trị rơi vào từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: trường hợp chiếm đoạt tài sản giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
– Ngoài ra, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2.1.2. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
Theo căn cứ tại Điều 179
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
Cá nhân người lao động có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp do thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả làm mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Thực hiện hành vi gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng.
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Thực hiện hành vi gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên.
– Ngoài ra, khi thực hiện hành vi phạm tội người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Ví dụ: Anh D là người quản lý xe của công ty nhưng vì trưa hôm đó, anh D có cuộc gọi từ người thân, anh D đã mải ra chỗ khác nói chuyện và xe của công ty không có biện pháp bảo quản như đóng cửa lại hay khóa xe lại,… do đó hậu quả xe của công ty đã bị mất, giá trị xe lên đến 200 triệu đồng. Tình huống này đặt ra về lỗi thiếu trách nhiệm của anh D.
2.2. Trách nhiệm dân sự:
Căn cứ tại điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015, pháp luật quy định về căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Cá nhân người nào có hành vi xâm phạm đến tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác hay tổ chức gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp ngoại lệ là người gây thiệt hại đến tài sản trong trường hợp là sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn là do lỗi của bên bị thiệt hại, ngoại trừ có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, thiệt hại do bị tài sản xâm phạm gồm:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Các thiệt hại khác nếu có.
Khi xảy ra việc làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp, nhân viên sẽ phải chịu trách nhiệm với công ty. Mức bồi thường hai bên sẽ tự thỏa thuận, đàm phán với nhau bằng tiền hoặc bằng hiện vật, hoặc một công việc. Phương thức bồi thường thanh toán dần hay trả liền một lần cũng do hai bên thỏa thuận.
Đồng thời theo quy định tại Điều 129
Trường hợp người lao động làm mất đi dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép: chịu trách nhiệm bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản căn cứ trên giá thị trường hoặc nội quy lao động của công ty ban hành.
Nếu như hợp đồng lao động hai bên có ký về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì xác định theo hợp đồng.
Nếu như việc làm mất mát dụng, cụ thiết bị tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác; tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thiết bị, tài sản của công ty bởi sự cố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan, nhân viên không lường trước và cố gắng khắc phục hậu quả nhưng không được thì sẽ không phát sinh trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là lái xe của công ty vận X thực hiện việc chuyên chở hàng hóa nhập khẩu. Vào buổi sáng A đang lái xe đi trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng thì bất chợt có một người dân chạy vụt qua đường để bắt xe khách mà khuất tầm nhìn, tốc độ chạy của người dân nhanh cũng như người đó không có sự quan sát trước, khi đó A đã bẻ tay lái sang kia đường và xe bị đâm vào thanh chắn đường để không đụng trúng người dân kia. Hậu quả chiếc xe của công ty đã bị hư hỏng nặng, tuy nhiên ở đây A sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường tài sản đó cho công ty bởi đây là sự kiện khách quan, tình thế cấp thiết A không lường trước được và cũng đã cố gắng khắc phục để không gây ra cái chết cho người dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015.
– Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
– Bộ luật Lao động 2019.