Nhân viên làm mất hàng hóa của công ty phải chịu trách nhiệm như thế nào? Công ty bắt người lao động ký quỹ và chậm trả lương.
Nhân viên làm mất hàng hóa của công ty phải chịu trách nhiệm như thế nào? Công ty bắt người lao động ký quỹ và chậm trả lương.
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang là nhân viên bán hàng cho 1 công ty. Trong quá trình làm việc có xảy ra mất hàng có thể tính bằng tiền chục triệu. Nhưng không xác định được nguyên nhân mất. Mặc dù trong thời gian làm việc nhân viên bán hàng không được tiếp quản số lượng và khi bắt đầu vào cũng không được bàn giao số lượng cụ thể. Công ty có đề nghị giao cho công an xử lí. Vậy trong trường hợp này em phải giải quyết ra sao. Em có thể kiện ngược lại công ty về việc bắt bọn em đóng kí quý hàng tháng là 200 ngàn được không? Trong hợp đồng có ghi thời gian trả lương là M10 đến 15 sẽ thanh toán lương cho nhân viên, nhưng tháng nào cũng đến ngày 20 mới trả? Nhờ luật sư tư vấn dùm em với. Hiện tại cửa hàng đang có 6 nhân viên phải chịu trách nhiệm cho việc này. Nhưng lại 1 nhân viên làm lâu năm được đặc quyền từ quản lý là kí nhận các số liệu mặt hàng ở gian hàng mà nhân viên khác không được biết đến? Liệu bọn em có phải bồi thường công ty với số tiền hàng chục triệu đó không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 130 “Bộ luật lao động 2019” quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động nhưu sau:
"Điều 130. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này."
Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ – CP hướng dẫn về bồi thường thiệt hại như sau:
" ……
2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;
b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;
c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động."
Nếu không xác định được số lượng hàng và người lao động cũng không được bàn giao từ người sử dụng lao động số lượng hàng hóa cụ thể nên cần phải chứng minh lỗi do 6 nhân viên mà bạn đang trình bày có là nguyên nhân gây ra thiệt hại hay không? Khi không phải do lỗi của 6 nhân viên thì bên người lao động không phải bồi thường.
* Về việc ký quỹ: Theo Điều 20 “
"Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."
Đối với hành vi yêu cầu người lao động ký quỹ, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5
"Điều 5.Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động."
* Về thời gian trả lương: Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ – CP quy định nguyên tắc trả lương như sau:
"Điều 24. Nguyên tắc trả lương
1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương."
>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm khi làm mất hàng hóa của công ty: 1900.6568
Nếu trả lương không đúng hạn sẽ bị xử phạt theo Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ – CP sửa đổi Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ – CP như sau:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.