Nhận chìm ở biển là một trong những hoạt động của cá nhân, tổ chức được phép thực hiện nếu được cấp phép. Vậy nhận chìm ở biển là gì? Thủ tục cấp phép nhận chìm ở biển được quy định với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Nhận chìm ở biển là gì?
Nhận chìm ở biển là thuật ngữ đã được giải thích tại khoản 14 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-VPQH 2018 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Theo quy đinh thì nhận chìm ở biển là hoạt động đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển, những loại được trút bỏ này là các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này và các van bản pháp luật có liên quan điều chỉnh.
Những vật, chất được nhận chìm ở biển để đảm bảo cho sự an toàn thì phải đảm bảo các điều kiện đã được theo quy định tại Điều 58 Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-VPQH 2018 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định như sau:
– Các loại vật chất này không được chứa các chất phóng xạ, hoặc tồn tại chất độc mà vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
– Trước khi tiến hành trút bỏ xuống biển thì tất cả vật, chất phải tiến hành xử lý sao cho đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; hoạt động này phải bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, không được làm ảnh hưởng hoặc loại bỏ môi trường sống của nguồn lợi thủy sản;
– Pháp luật nghiêm cấm hành vi đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc có hành vi đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền mà không hiệu quả về kinh tế – xã hội;
– Đặc biệt, không phải bất kỳ loại vật, chất nào cũng được thực hiện việc nhận chìm ở biển mà thay vào đó phải thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển đã được Chính phủ quy định cụ thể.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 60
+ Các chất được hình thành do nạo vét;
+ Bùn thải cũng nằm trong danh mục thực hiện nhận chìm ở biển;
+ Bên cạnh đó, các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản;
+ Tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển cũng có thể tiến hành hoạt động này;
+ Tàu thuyền khi vận chuyển các chất địa chất trơ và chất vô cơ thì được phép yêu cầu cấp phép nhận chìm ở biển;
+ Các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên;
+ Các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự nhưng phải đảm bảo yếu tố là không độc hại. Lựa chọn nhận chìm biển là lựa chọn cuối cùng để cá nhân, tổ chức lựa chọn khi trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không thể có được cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm;
+ Chất cuối cùng được phép thực hiện nhận chìm là Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ.
2. Thủ tục cấp phép nhận chìm ở biển:
2.1. Hồ sơ cấp phép nhận chìm ở biển:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
– Dự án nhận chìm ở biển được lập theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp);
– Bản đồ khu vực biển đề nghị được sử dụng để nhận chìm.
2.2. Trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như thế nào?
Để được cấp giấy phép nhận chìm ở biển thì cá nhân, tổ chức cần thực hiện thủ tục này sự hướng dẫn của Điều 57 Nghị định 40/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Hồ sơ để nộp tại cơ quan có thẩm quyền cần chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn của bài viết.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm 2 bộ có thể nộp trực tiếp tại cơ quan, trong một số trường hợp có thể chuyển qua đường bưu điện, ngày nhận hồ sơ là ngày bưu điện chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Bước 2. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung của hồ sơ.
Nếu nhận thấy hồ sơ được chuẩn bị theo đúng quy định, thì trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ.
Đối với trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ. Thời gian để cơ quan này thực hiện là trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, việc hướng dẫn chỉ diễn ra trong một lần bằng văn bản và gửi cho cá nhân, tổ chức đề nghị.
Bước 3. Thẩm định hồ sơ:
Sau thời gian xem xét hồ sơ mà hồ sơ đã hợp lệ thì trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhận chìm ở biển kể từ ngày ra văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc sau:
– Có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hồ sơ theo các nội dung quy định tại Điều 56 Nghị định 40/2016/NĐ-CP kết luận thẩm định phải được lập thành văn bản;
Để có thể xem xét vấn đề cấp phép nhận chìm được chặt chẽ và đúng đắn nhất thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể tham khảo ý kiến của cơ quan có liên quan, tổ chức kiểm tra thực địa . Việc tham khảo ý kiến phải thông qua bằng gửi văn bản lấy ý kiến (trong văn bản này ghi nhận thời gian lấy ý kiến, kiểm tra thực địa không tính vào thời gian thẩm định);
cơ quan được lấy ý kiến khi nhận được văn bản yêu cầu tham khảo ý kiến thì trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến thì cơ quan này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan; Sau đó, gửi văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo kết luận thẩm định trong trường hợp phải chỉnh sửa.
Bước 3. Giải quyết hồ sơ, cấp phép nhận chìm ở biển:
– Hồ sơ mà cá nhân, tổ chức đã hợp lệ hoặc ngày tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ thì trong vòng 07 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trình hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
– Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển xem xét, ra quyết định cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển.
Trong trường hợp không ra quyết định thì phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
Bước 4. Trả kết quả
Tính từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhanh chóng tiến hành thông báo cho tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định, đồng thờ sẽ phải gửi Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Thời gian để hoàn tất thủ tục này là trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ.
3. Thẩm quyền cấp phép nhận chìm ở biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-VPQH 2018 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì đã ghi nhận cơ quan sau đây sẽ có thẩm quyền thực hiện việc cấp phép nhận chìm ở biển.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy phép nhận chìm ở biển đối với trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển;
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cũng là cơ quan có thẩm quyền thực hiện đối với việc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
– Cũng theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 33/VBHN-VPQH 2018 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ;
–