Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận cha con? Nhận cha con cần các giấy tờ gì? Phải xét nghiệm ADN không? Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt?
Đối với mỗi chúng ta, gia đình là nơi đầy ắp đầy tình yêu thương vô điều kiện của cha, mẹ đối với con cái và con cái đối với cha, mẹ của mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do dẫn đến có sự nhầm lẫn trong quan hệ cha con hoặc tên người cha không được thể hiện trong giấy khai sinh. Vậy, khi muốn nhận cha con thì cần chuẩn bị giấy tờ gì? Phải xét nghiệm ADN không?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch;
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận cha con?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Hộ tịch năm 2014 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con trong trường hợp sau:
– Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
– Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
– Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
2. Nhận cha con cần các giấy tờ gì? Phải xét nghiệm ADN không?
Hiện nay, Luật Hộ tịch năm 2014 và văn bản hướng dẫn như Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Thông tư 04/2020/TT-BTP đã có quy định rõ ràng về hồ sơ, thủ tục cũng như thời hạn giải quyết nhận cha con.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014, quy định đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Đồng thời căn cứ theo Khoản 1 Điều 44 Luật hộ tịch năm 2014, quy định đăng ký nhận cha, mẹ con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con trong trường hợp nêu trên bao gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
(i) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
(ii) Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nêu tại (i) thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP dưới đây và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
– Đối với trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
– Nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch.
Lưu ý: Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài cần nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Như vậy, việc xác đinh cha, con hiện nay chủ yếu dựa vào các văn bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan giám định xác nhận quan hệ cha, mẹ, con dựa trên kết luận giám định ADN. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
Xét nghiệm ADN được hiểu là xét nghiệm dùng ADN có trong các tế bào của cơ thể người cha, con để xác định quan hệ huyết thống giữa người cha và người con vì ADN của một cơ thể sẽ thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ và quy định các đặc điểm riêng biệt của từng cá thể và đây là các chính xác và nhiều trường hợp xác nhận cha con lựa chọn để kiểm tra quan hệ huyết thống. Cụ thể:
– Trường hợp Với mẫu ADN của bố mẹ và con khớp với nhau trong từng gen thì có tới 99,999% hai chủ nhân mẫu vật có quan hệ huyết thống.
– Trường hợp hai mẫu ADN không khớp với nhau từ 2 gen trở lên thì hai mẫu này tuyệt đối không có quan hệ huyết thống.
Do đó, việc xét nghiệm ADN không bắt buộc thay vào đó hai bên có thể làm cam kết và phải đảm bảo rằng có ít nhất hai người làm chứng ký.
3. Nhận cha con trong một số trường hợp đặc biệt:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
1) Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Khi sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ.
Còn đối với trường hợp không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp và người cha phải chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
2) Con do người vợ sinh ra trước thời điểm hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn và đã được đăng ký khai sinh tuy nhiên lại không có thông tin về người cha. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không cần phải làm thủ tục nhận cha con trong trường hợp hai vợ, chồng có văn bản thừa nhận là con chung và tiến hành làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
3) Trước thời điểm đăng ký kết hôn con do người vợ sinh ra, khi chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi vào Giấy khai sinh của người con và không cần phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
4) Con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân tuy nhiên vợ hoặc chồng lại không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do
Đối với trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha dựa vào Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.