Nhà thầu được xem là một tổ chức đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực để thực hiện gói thầu cho các chủ đầu tư, có thể thực hiện toàn bộ công việc hoặc một phần công việc liên quan đến dự án đầu tư. Vậy nhà thầu có thể tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng trong các dự án đầu tư như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhà thầu tạm ứng vốn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định 99/2021/NĐ-CP, nhà thầu tạm ứng vốn trong các dự án đầu tư theo các nguyên tắc như sau:
(1) Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng, nhà thầu tạm ứng vốn theo quy định như sau:
– Việc tạm ứng vốn của các nhà thầu được thực hiện sau khi hợp đồng phát sinh hiệu lực trên thực tế, và các nhà đầu tư đã nhận được tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của các nhà thầu với giá trị tương đương với khoản tiền tạm ứng. Đặc biệt đối với hợp đồng thi công công trình xây dựng, trong trường hợp diễn ra thủ tục giải phóng mặt bằng của các cơ quan chức năng thì bắt buộc phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc biên bản giải phóng mặt bằng của tổ chức thực hiện thủ tục giải phóng mặt bằng, sau đó giao cho chủ đầu tư theo đúng thỏa thuận của các bên ghi nhận trong hợp đồng;
– Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tiền tạm ứng, thời điểm thu hồi tạm ứng, các nội dung khác cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, các chủ đầu tư cần phải thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và theo đúng thỏa thuận của các bên, đồng thời cần phải ghi nhận cụ thể trong hợp đồng trong quá trình giao kết, phù hợp với tiến độ đầu tư xây dựng dự án, phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng phải phù hợp với khối lượng thực hiện công việc. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng của các nhà thầu có thể được phân định cụ thể theo từng năm sao cho phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng theo các năm khác nhau;
– Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn của các nhà thầu, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc có thể tạm ứng vốn nhiều lần cho một hợp đồng đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt quá mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng, đồng thời không vượt quá mức vốn tạm ứng tối đa theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng cần phải có trách nhiệm phối hợp với các nhà thầu tính toán mức tạm ứng sao cho phù hợp, hợp lý, tuân thủ theo quy định của pháp luật, quản lý việc tạm ứng vốn sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, sử dụng có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạo ứng cho các nhà thầu.
(2) Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng hoặc các công việc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án đầu tư không có cổ phần xây dựng, nhà thầu tạm ứng vốn được thực hiện như sau:
– Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng, việc tạm ứng vốn của các nhà thầu sẽ được thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực trên thực tế, đồng thời chủ đầu tư đã nhận được mức bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của các nhà thầu với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng, mức tạm ứng vốn và thời điểm tạm ứng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, mức tạm ứng vốn và số lần tạm ứng sẽ được phân định cụ thể theo từng năm sao cho phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng;
– Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng, quá trình tạm ứng vốn cho các nhà thầu sẽ được thực hiện ngay sau khi dự toán chi phí thực hiện công việc được phê duyệt hoặc phương án giải phóng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dựa trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư;
– Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, các chủ đầu tư có thể tặng ứng một lần hoặc có thể tạm ứng dầu lần cho các nhà thầu, tuy nhiên cần phải đảm bảo tổng mức tạm ứng không vượt quá mức vốn tạm ứng tối đa theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với nhà thầu tính toán mức tạm ứng sao cho phù hợp, hợp lý, tuân thủ theo mức vốn tối đa, quản lý quá trình sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi số vốn đã tạm ứng.
2. Nhà thầu thu hồi vốn tạm ứng thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 10 của Nghị định 99/2021/NĐ-CP, có quy định về vấn đề thu hồi vốn tạm ứng của nhà thầu. Theo đó:
– Vốn tạm ứng được thu hồi thông qua từng lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần sẽ do chủ đầu tư thỏa thuận với các nhà thầu, được quy định cụ thể trong hợp đồng, đồng thời cần phải đảm bảo khả năng thu hồi hết giá trị giải ngân đạt 80 phần trăm giá trị của hợp đồng;
– Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư, sau khi chi trả cho người thụ hưởng, các chủ đầu tư cần phải lập hóa đơn chứng từ, thực hiện thủ tục thanh toán, tiến hành hoạt động thu hồi tạm ứng trong phản thời gian chậm nhất là 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng. Đối với chi phí phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi thường và hỗ trợ tái định cư, cơ quan có thẩm quyền cần phải căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện hoạt động bồi thường hỗ trợ tái định cư hằng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện thủ tục thu hồi vốn tạm ứng;
– Đối với chi phí quản lý dự án đầu tư, chủ đầu tư bắt buộc phải lập biên bản kê khai giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành, sau đó gửi cho cơ quan kiểm soát, cơ quan kiểm soát sẽ căn cứ vào biên bản đó để làm thủ tục thu hồi số vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không cần phải gửi chứng từ, giấy tờ, tài liệu, chi phí hóa đơn mua sắm đến cơ quan kiểm soát, tuy nhiên chủ đầu tư cần phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính hợp pháp của khối lượng đề nghị thanh toán theo dự toán. Bên cạnh đó, trong trường hợp ban quản lý dự án, chủ đầu tư trực tiếp quản lý nhiều dự án khác nhau, thì định kỳ hàng tháng hoặc sáu tháng một lần, chủ đầu tư cần phải phân bổ chi phí quản lý dự án cho từng dự án, sau đó gửi về cho cơ quan kiểm soát, cơ quan kiểm soát căn cứ vào đó để thực hiện thủ tục thu hồi vốn tạm ứng;
– Đối với hợp đồng mua sắm các loại máy móc và trang thiết bị, căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết giữa các bên, chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận với nhau, đảm bảo thu hồi hết khi khối lượng công việc đã được hoàn thành.
3. Kiểm tra và đánh giá thực hiện, thu hồi tạm ứng vốn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 10 của Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, có quy định về vấn đề kiểm tra, đánh giá thực hiện và thu hồi tạm ứng vốn. Theo đó:
– Cơ quan kiểm soát, thanh toán cần phải có trách nhiệm đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật để thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với các chủ đầu tư trong quá trình kiểm tra số vốn đã tạm ứng để thu hồi đối với những khoản tiền tồn động chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích;
– Trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các chủ đầu tư cần phải tiến hành thủ tục lập báo cáo đánh giá tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo từng dự án khác nhau gửi về cho cơ quan kiểm soát nơi thực hiện giao dịch và cơ quan cấp trên của chủ đầu tư để kiểm tra và phân tích đánh giá, trong đó nêu rõ số dư tạm ứng quá hạn chưa được thu hồi, thời điểm báo cáo, lý do thu hồi phải các khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi số vốn tạm ứng đã quá hạn, đưa ra một số biện pháp xử lý;
– Dựa trên cơ sở báo cáo của cơ quan kiểm soát, Bộ tài chính sẽ có công văn đề nghị các cơ quan trung ương có biện pháp thu hồi số vốn tạm ứng quá hạn đối với các dự án do các bộ, cơ quan trung ương quản lý, tiếp tục báo cáo lên Ủy ban nhân dân cùng cấp để có biện pháp thu hồi số vốn tạm ứng quá hạn đối với các dự án thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
THAM KHẢO THÊM: