Hiện nay pháp luật đã phần nào tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài được thực hiện hoạt động đấu thầu hoặc thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ của Việt Nam. Vậy nhà thầu nước ngoài là gì, và có những quy định nào về nhà thầu nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Nhà thầu nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
2. Quy định của pháp luật về nhà thầu nước ngoài:
2.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động xây dựng trên lãnh thổ của Việt Nam sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép xây dựng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên hoạt động của nhà thầu nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Một số quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, nhà thầu nước ngoài sẽ có một số quyền sau đây:
– Nhà thầu nước ngoài có quyền được yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền hướng dẫn về việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng và hướng dẫn về một số vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của nhà thầu theo quy định của pháp luật;
– Nhà thầu nước ngoài có quyền được tố cáo hoặc khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể khác trong quá trình mà mình thực hiện công việc;
– Nhà thầu nước ngoài có quyền được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam theo giấy phép thầu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Nhà thầu nước ngoài được trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu hoặc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thanh lý các hàng hóa liên quan đến hợp đồng nhận thầu tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu.
Thứ hai, nhà thầu nước ngoài có một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Nhà thầu nước ngoài sẽ phải có nghĩa vụ đăng ký địa chỉ và số điện thoại của văn phòng điều hành cũng như người đại diện thực hiện hợp đồng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án nhận thầu;
– Nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ đăng ký sử dụng con dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Công an cấp tỉnh nơi có công trình xây dựng;
– Nhà thầu nước ngoài sẽ phải có nghĩa vụ đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hoạch toán phù hợp với quy định của Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
– Nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ trong việc thực hiện tuyển dụng lao động và sử dụng lao động là người Việt Nam hoặc lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm thực hiện hợp đồng liên doanh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam và sử dụng nhà thầu vụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên cạnh đó thì nhà thầu nước ngoài sẽ phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam với một số công việc nhất định, cần phải tuân thủ nghĩa vụ đăng kiểm an toàn các thiết bị thi công trong quá trình xây dựng công trình và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Nhà thầu nước ngoài cần phải tuân thủ các quy định về quy chuẩn và tiêu chuẩn cũng như quản lý chất lượng công trình sao cho đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định được ghi nhận trong giấy phép hoạt động xây dựng, sau khi hoàn thành công trình thì nhà thầu nước ngoài cần phải lập hồ sơ hoàn thành công trình và chịu trách nhiệm về bảo hành cũng như hoạt động quyết toán vật tư thiết bị xây dựng, thanh lý hợp đồng. Đồng thời thì nhà thầu nước ngoài cũng cần phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kết thúc hợp đồng và chấm dứt sự hoạt động của văn phòng điều hành công trình.
2.2. Quy định về thuế nhà thầu nước ngoài:
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thuế nhà thầu nước ngoài sẽ phát sinh trong một số hoạt động sau:
– Khi kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập trên lãnh thổ của Việt Nam theo hợp đồng hoặc theo cam kết;
– Phân phối hàng hóa vào lãnh thổ của Việt Nam hoặc sản xuất hàng hóa tại Việt Nam sau đó phát sinh thu nhập trên thực tế;
– Thông qua Việt Nam để đàm phán và ký kết hợp đồng với các chủ thể khác tuy nhiên hợp đồng sau đó lại đứng tên nhà thầu nước ngoài.
Ngoài ra căn cứ theo quy định của pháp luật thì số thuế phải nộp theo các trường hợp được nhận xét như sau:
– Trong trường hợp nhà thầu nước ngoài là tổ chức nước ngoài thì số thuế nhà thầu nước ngoài phải nộp sẽ bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Còn trong trường hợp nhà thầu nước ngoài là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú thì số thuế mà nhà thầu nước ngoài sẽ phải nộp sẽ bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
3. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài:
Nhìn chung thì thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài. Nhìn chung thì bộ hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
– Đơn đề nghị xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử và kết quả đủ thù hoặc quyết định lựa chọn nhà thầu hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử của giấy phép thành lập hoặc giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các chủ thể là tổ chức và chứng nhận hành nghề của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
– Báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong khoảng thời gian 03 năm gần nhất theo quy định của pháp luật;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử của hợp đồng liên doanh giữa nhà thầu Việt Nam với nhà thầu nước ngoài, hoặc hợp đồng chính thức, hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện các công việc nhận thầu, trong đó phải bao gồm hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu;
–
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc công trình … Ngoài ra còn có thể bao gồm một số giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sở xây dựng sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn hành chính của tỉnh. có thể nộp hồ sơ thông qua nhiều cách thức khác nhau, nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi nhận hồ sơ sẽ xem xét hồ sơ để cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp không được cấp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài và nêu rõ lý do.
Bước 4: Sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng thì nhà thầu nước ngoài cần phải đăng ký thông tin về văn phòng điều hành và người đại diện thực hiện hợp đồng. Nhà thầu nước ngoài cần phải đăng ký con dấu của văn phòng điều hành công trình tại cơ quan công an theo thẩm quyền. Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện hoạt động tuyển dụng lao động và sử dụng lao động là người Việt Nam học lao động là người nước ngoài theo quy định của pháp luật, ngoài ra thì nhà thầu nước ngoài chỉ được phép đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý về kinh tế và chuyên gia quản lý kĩ thuật, hoặc những đối tượng có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng để đáp ứng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi