Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Xử phạt hành chính hành vi đánh bạc.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Xử phạt hành chính hành vi đánh bạc.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư: cho tôi hỏi trường hợp trẻ vị thành niên (17 tuổi) chỉ đứng xem 4 thanh niên ngồi đánh ba cây ăn tiền ở quán nước vỉa hè bị công an phường bắt và xử phạt cháu 1.500.000 đồng và bắt phụ huynh của cháu viết đơn bảo lãnh với nội dung cháu tham gia tổ chức đánh bạc dưới hình thức đánh ba cây. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp trên cháu tôi bị công an xử lý như vậy là đúng hay sai, mấy thanh niên đánh bài kia cháu tôi không hề quen biết mong Luật sư giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi đánh bạc trái phép nhu sau:
"Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, khi lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải chứng minh được hành vi vi phạm của người vi phạm và người vi phạm cũng có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Trong trường hợp của cháu bạn, cháu bạn chỉ đứng xem 4 người thanh niên ngồi đánh ba cây ăn tiền, hành vi đứng xem sẽ không bị xử phạt hành chính tuy nhiên cháu của bạn phải đưa ra các chứng cứ chứng minh cháu bạn không tham gia đánh bạc. Đồng thời gia đình bạn có thể yêu cầu cơ quan công an chứng minh cháu bạn có hành vi đánh bạc.
Nếu cơ quan công an có căn cứ chứng minh để xử phạt hành chính cháu bạn hành vi đánh bạc thì phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
“3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;”