Để bảo đảm đầu tư xây dựng công trình phù hợp thì việc khảo sát chi phí cần thiết để xây dựng công trình rất quan trọng, được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Nguyên tắc xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc xác định chi phí khảo sát xây dựng:
Chi phí khảo sát xây dựng được xác định dựa trên khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau khi thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, yêu cầu công việc phải thực hiện, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện thi công, kế hoạch thực hiện công trình, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được xác định bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng, chi phí khác.
1.1. Chi phí xây dựng:
+ Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí máy và thiết bị thi công) được xác định theo đơn giá xây dựng chi tiết và khối lượng hoặc theo giá xây dựng tổng hợp và khối lượng của nhóm, đơn vị kết cấu, loại công tác xây dựng hoặc bộ phận công trình.
Với trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, đơn vị kết cấu, loại công tá xây dựng hoặc bộ phận công trình thì khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; nhóm loại công tác xây dựng, bộ phận công trình, đơn vị kết cấu, giá xây dựng được xác định trên cơ sở tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi tiết cho một đơn vị tính của nhóm công tác, bộ phận công trình, đơn vị kết cấu, theo giá được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giá xây dựng được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
Với trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn giá xây dựng chi tiết được xác định trên cơ sở định mức xây dựng, giá nhân công, giá vật tư, vật liệu, cấu kiện xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công và các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với các quy định khác có liên quan hoặc theo đơn giá xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố và phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình tại thời điểm xác định hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
+ Chi phí gián tiếp được xác định bằng mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định, bao gồm: chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%).
+ Thuế giá trị gia tăng.
1.2. Chi phí thiết bị:
+ Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo số lượng, khối lượng, chủng loại thiết bị và giá mua thiết bị tương ứng. Đối với số lượng, khối lượng, chủng loại thiết bị được xác định từ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và danh mục thiết bị trong dự án được duyệt. Đối với giá mua thiết bị được xác định theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất; hoặc phù hợp với giá thị trường trên cơ sở thông tin về giá thiết bị trong hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc giá thiết bị tương tự về công nghệ, công suất, xuất xứ trong công trình đã thực hiện được quy đổi phù hợp với thời điểm tính toán.
+ Chi phí gia công, chế tạo thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị; hoặc căn cứ vào báo giá gia công, chế tạo thiết bị của đơn vị sản xuất, cung ứng; hoặc thông tin về giá gia công, chế tạo thiết bị trong hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc giá gia công, chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện được quy đổi phù hợp với thời điểm tính toán.
+ Chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công nghệ, thiết bị công trình (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí bảo hiểm; chi phí vận chuyển; thuế và các loại phí, các chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Chi phí lắp đặt thiết bị xác định bằng dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng.
+ Chi phí hiệu chỉnh, thí nghiệm, chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có) được xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung công việc thực hiện.
1.3. Chi phí quản lý dự án:
Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) đã tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng; hoặc bằng dự toán phù hợp với chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt.
1.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ Xây dựng ban hành hoặc bằng cách lập dự toán trên cơ sở phạm vi công việc tư vấn, kế hoạch thực hiện của gói thầu, khối lượng công việc phải thực hiện, và các quy định về chế độ, chính sách do nhà nước ban hành. Trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm các chi phí tư vấn chung cho cả dự án.
1.5. Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình:
Các khoản chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hoặc ghi theo giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc xác định bằng dự toán; hoặc được dự tính trong dự toán xây dựng công trình phù hợp với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trong trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định. Các chi phí nhà bao che cho máy, hệ thống cấp điện, khí nén, nền móng máy, hệ thống cấp nước và các loại thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự được xác định bằng dự toán phù hợp với thiết kế, biện pháp thi công xây dựng và điều kiện đặc thù của công trình. Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; các khoản thuế tài nguyên, các khoản phí, lệ phí và một số khoản mục chi phí khác có liên quan tính chung cho cả dự án, …
1.6. Chi phí dự phòng:
Chi phí dự phòng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác đối với chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh. Còn đối với chi phí dùng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian, tiến độ dự kiến thực hiện công trình (tính bằng quý, năm) và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.
2. Nguyên tắc quản lý chi phí khảo sát xây dựng:
Theo quy định tại Điều 132
Thứ nhất, quản lý chi phí đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả của dự án, phù hợp với nguồn vốn sử dụng, trình tự đầu tư xây dựng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, công trình, điều kiện xây dựng và phù hợp với mặt bằng thị giá thị trường.
Thứ hai, nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật, đo bọc khối lượng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giá thiết bị thi công và ca máy, điều chỉnh dự toán xây dựng, kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; hướng dẫn và quản lý việc cấp chứng chỉ định giá xây dựng; công bố các chỉ tiêu, chỉ số giá xây dựng, định mức xây dựng.
Thứ ba, trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng do chủ đầu tư chịu từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt. Chủ đầu tư có quyền thuê tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
Thứ tư, việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở cách thức, điều kiện xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, các hướng dẫn về việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng trình tự đầu tư xây dựng.
Thứ năm, đối với dự án sử dụng vốn nhà nước thì chi phí đầu tư xây dựng phải được xác định theo quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Nội dung của quản lý chi phí xây dựng:
Theo quy định tại Điều 133 Luật xây dựng thì thực hiện quản lý đầu tư xây dựng gồm có những nội dung như sau:
Thứ nhất, nội dung quản lý đầu tư xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư, giá gói thầu xây dựng, dự toán xây dựng, giá
Thứ hai, việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phương thức thực hiện, hình thức đầu tư, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan. Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo, bao gồm: giá xây dựng công trình, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng; giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công; thông tin, dữ liệu về chi phí đầu tư xây dựng các dự án, công trình xây dựng; các phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, kiểm soát chi phí, đo bóc khối lượng, định mức xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
– Thông tư 11/2021/TT-BXD hướng dẫn nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.