Pháp luật dân sự có quy định về những nguyên tắc chung khi tiến hành tố tụng dân sự. Một trong số các nguyên tắc đó là nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia.
Mục lục bài viết
1. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đề ra những nguyên tắc cơ bản nào?
Căn cứ dựa trên Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định 23 Nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự, các nguyên tắc cụ thể sau:
+ Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự
+ Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
+ Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
+ Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
+ Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền
+ Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
+ Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
+ Hòa giải trong tố tụng dân sự
+ Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự
+ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
+ Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự
+ Tòa án xét xử tập thể
+ Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số.
+ Xét xử công khai
+ Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự
+ Thực hiện chế độ hai cấp xét xử
+ Giám đốc việc xét xử
+ Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
+ Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
+ Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự
+ Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án
+ Việc tham gia tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức
+ Bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự
+ Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Dựa theo những nguyên tắc nêu như trên tại quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 có thể thấy pháp luật dân sự có những nguyên tắc chung áp dụng trong quá trình tố tụng dân sự và nguyên tắc Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó tất cả các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự đều phải thể hiện tinh thần và nội dung các nguyên tắc đã được xác định, tất cả các hành vi, hoạt động của các chủ thể đều phải thực hiện trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc đã đề ra, bất kỳ hành vi nào vi phạm một trong số các nguyên tắc đều bị coi là trái pháp luật. Việc quán triệt các nguyên tắc có tác dụng ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu cực trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nguyên tắc của một ngành luật là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho hoạt động xây dựng và thực hiện các quy định của nó. Như vậy Tòa án có trách nhiệm thực hiện đúng theo các nguyên tắc đề ra theo quy định trong việc tiến hành tố tụng để có thể giải quyết theo đúng thủ tục và đúng quy định mà pháp luật đề ra.
2. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia:
2.1. Cơ sở pháp lí của nguyên tắc:
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia căn cứ vào một số cơ sở pháp lý sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013:
“Việc xét xử sơ thẩm của
Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân phải có Hội thẩm tham gia.
Thứ hai, Điều 4
“Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của Tòa án quân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.
Thứ ba, Điều 12, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.”
Theo đó, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án dân sự, còn đối với việc dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia.
2.2. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc:
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ghi nhận và thực hiện theo nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia xuất phát từ trê thực tế để có thể đảm bảo được những hoạt động xét xử diễn ra thuận lợi, khách quan trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Bởi vì các vụ việc trong tố tụng dân sự là các vụ việc xảy ra trong nhân dân, liên quan đến nhân dân là chủ yếu do đó có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là để đảm bảo thuận lợi, khách quan cho hoạt động xét xử.
Theo quy định thì chức danh Hội thẩm nhân dân được hiểu là những người hoạt động và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, vì vậy các vị Hội thẩm hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án. Theo đó ở một số trường hợp, Hội thẩm nhân dân còn có kiến thức sâu về một số lĩnh vực như quản lý kinh tế, y học, tâm lý xã hội… Các kiến thức thực tiễn sinh động đó của đội ngũ Hội thẩm sẽ rất có ích trong việc bổ sung các kiến thức thực tiễn cho Thẩm phán về những lĩnh vực mà Thẩm phán không chuyên sâu, giúp cho công tác xét xử đúng đắn, nhất là những vụ việc dân sự mà đương sự là người dân tộc thiểu số hay vụ việc liên quan đến những phong tục, tập quán của họ.
2.3. Nội dung của nguyên tắc:
Thứ nhất, Việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 , Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử các vụ án dân sự còn đối với việc dân sự thì Hội thẩm nhân dân không tham gia. Điều đó là hoàn toàn phù hợp bởi tính chất của vụ án dân sự là các tranh chấp, mâu thuẫn mang tính phức tạp hơn, quyền và lợi ích của các đương sự ảnh hướng lớn hơn, nên sự tham gia của Hội thẩm nhân dân là đảm bảo sự tham gia của người dân vào việc xét xử của Tòa án, tăng cường tính công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy việc tham gia của Hội thẩm nhân dân giúp cho Tòa án xét xử không chỉ đúng pháp luật mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Hội thẩm nhân dân có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên họ hiểu sâu hơn tâm tư nguyện vọng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân. Khi được cử hoặc bầu làm Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất của cơ quan, đơn vị mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, sự am hiểu về phong tục tập quán địa phương, Hội thẩm nhân dân sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có được một phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ.
Thứ hai, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Khi xét xử vụ án, mọi vấn đề phải được Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Pháp luật không chỉ quy định khi xét xử Hội đồng xét xử phải có Hội thẩm nhân dân tham gia mà còn quy định khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, tức là Hội thẩm nhân dân cùng Thẩm phán quyết định giải quyết mọi vấn đề của vụ án không kể về nội dung hay thủ tục tố tụng. Mặc dù Hội thẩm không phải là cán bộ trong biên chế Tòa án mà là người của cơ quan, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bầu hoặc cử làm đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, nhưng khi tham gia xét xử Hội thẩm lại ngang quyền với Thẩm phán, từ việc đọc hồ sơ vụ án, nghiên cứu chứng cứ, cho đến việc ra quyết định giải quyết vụ án. Đây là điều quan trọng để Hội thẩm nhân dân thực sự phát huy được vai trò là đại diện cho quần chúng nhân dân của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015