Trong quan hệ quốc tế, một trong các nguyên tắc cơ bản trong bảy nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pact sunt servanda), nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về cam kết quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Cam kết quốc tế là gì?
Cam kết quốc tế là chính thức cam đoan làm đúng những điều đã hứa. Thông thường, các cam kết quốc tế được lập dưới dạng văn bản một điều ước quốc tế phù hợp với các quy định của pháp luật về các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, có một số trường hợp cam kết quốc tế không được lập thành văn bản.
2. Sự hình thành nguyên tắc Pact sunt servanda:
Đây là nguyên tắc có lịch sử lâu đời nhất trong số các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Tiền thân của nó là nguyên tắc Tuân thủ điều ước quốc tế xuất hiện từ thời La mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế trước khi được ghi nhận chính thức trong điều ước quốc tế.
Trước khi có Luật quốc tế hiện đại, nguyên tắc này tồn tại chủ yếu để mang lại lợi ích cho các nước lớn, bởi vì trước đây điều ước quốc tế thường chứa đựng các quy phạm mang tính bất bình đẳng do các nước lớn áp đặt cho các nước nhỏ phải ký kết. Do vậy, tuân thủ chặt chẽ điều ước quốc tế chính là một hình thức hợp pháp nhất để duy trì lợi ích của các nước lớn.
Hiện nay, nguyên tắc này tồn tại trong hầu hết các văn bản pháp lý quan trọng của luật quốc tế, và được ghi nhận chính thức tại khoản 2 điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc: “tất cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”.
Điều 26 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 ghi nhận lại nguyên tắc này như sau: “Mỗi điều ước quốc tế đang có hiệu lực đều ràng buộc các bên thành viên của điều ước đó và phải được các bên thực thi một các thiện chí.”
3. Nội dung nguyên tắc Pact sunt servanda:
Trong Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 khẳng định: “Tạo mọi điều kiện cần thiết để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế”. Theo đó, Công ước Viên năm 1969 chỉ ra rằng “mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều ràng buộc các bên tham gia và đều được các bên thực hiện một cách thiện chí”. Ngoài các văn bản trên, nguyên tắc này còn được ghi nhận một cách chính thức trong Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế như sau:
“Nguyên tắc các quốc gia thực hiện vợi sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc
Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung
Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung.
Khi mà những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của các Thành viên Liên hợp quốc thoe Hiến chương Liên hợp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương sẽ có ưu thế hơn.”
Theo đó, mỗi quốc gia phải thiện chí thực hiện các nghĩa vụ quốc tế do Hiến chương đặt ra, các nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ các quy phạm và nguyên tắc được công nhận rộng rãi của Luật quốc tế.
* Theo các văn kiện pháp lý quốc tế nêu trên, nguyên tắc này bao gồm các nội dung chính sau:
– Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ điều ước quốc tế của mình: các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc; các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế; nghĩa vụ theo các đều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên. Nguyên tắc thiện chí là nội hàm không thể tách rời của nguyên tắc pacta sunt servanda và các bên ký kết có nghĩa vụ phải thực thi các điều ước đang có hiệu lực một cách thiện chí.
– Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự các điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với các bên ký kết thì đều ràng buộc đối với các bên đó, từ “pacta” có nghĩa là thỏa thuận, là hợp đồng, là điều ước, và vì nguyên tắc này ghi nhận chính yếu trong Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 vì vậy bất kể chính điều ước quốc tế có ghi nhận trong điều khoản về nguyên tắc pacta sunt servanda hay không thì các quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ước quốc tế.
Theo Điều 25 của Công ước Viên 1969 (provisional application) thì điều ước “đang có hiệu lực” cũng bao gồm cả trường hợp áp dụng tạm thời điều ước và điều ước không “đang có hiệu lực” bao gồm điều ước chưa có hiệu lực, điều ước bị vô hiệu, và điều ước đã bị đình chỉ thi hành hay hủy bỏ.
– Các quốc gia thành viên điều ước quốc tế không được viện dẫn các quy định của pháp luật trong nước để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình.
– Các quốc gia không có quyền ký kết điều ước quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình được quy định trong điều ước quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia ký kết trước đó với các quốc gia khác.
– Không cho phép các quốc gia đơn phương ngừng thực hiện và xem xét lại điều ước quốc tế. Hành vi này chỉ được thực hiện với phương thức đình chỉ và xem xét hợp pháp theo sự thỏa thuận của các bên là thành viên điều ước.
– Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nước thành viên của điều ước quốc tế không làm ảnh hưởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia này, trừ trường hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự này là cần thiết cho việc thực hiện điều ước (Điều 63 Công ước Viên năm1969).
4. Ngoại lệ của nguyên tắc Pact sunt servanda:
Luật quốc tế đòi hỏi các quốc gia thực hiện tận tâm, có thiện trí và đầy đủ các nghĩa vụ của điều ước. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng cho phép các quốc gia có thể không phải thực hiện điều ước quốc tế mà mình là thành viên trong các trường hợp sau đây:
Các quốc gia không phải thực hiện điều ước quốc tế nếu trong quá trình ký kết các bên có sự vi phạm pháp luật quốc gia về thẩm quyền và thủ tục ký kết.
Ví dụ: Theo pháp luật Việt Nam điều ước quốc tế chỉ được ký với 2 danh nghĩa nhà nước và chính phủ. Nếu điều ước nào không được coi là một điều ước quốc tế được ký với danh nghĩa của các bộ, ngành tế.
Khi điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến chương Liên hợp quốc và trái với các nguyên tắc và quy phạm được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế.
Ví dụ: 2 quốc gia ký kết một điều ước quốc tế có nội dung thiết lập chính sách nhằm phân biệt đối xử giữa các sắc tộc khác nhau…
Khi có sự vi phạm nghiêm trọng của một bên cam kết thì bên còn lại có quyền từ chối thực hiện, vì nghĩa vụ theo điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở có đi có lại.
Khi xuất hiện điều khoản Rebus-sic-stantibus (điều khoản về sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh) dẫn đến các bên không thể tiếp tục thực hiện được điều ước quốc tế (Điều 62 Công ước Viên 1969):
“1. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh so với hoàn cảnh đã tồn tại vào thời điểm ký kết một điều ước và không được các bên dự kiến không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước trừ khi:
a) Sự tồn tại của các hoàn cảnh đó là cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của các bên chịu sự ràng buộc của điều ước; và
b) Sự thay đổi đó làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên vẫn còn phải thi hành theo điều ước.
2. Một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi một điều ước:
a) Nếu đó là một điều ước quy định về đường biên giới; hoặc
b) Nếu sự thay đổi cơ bản là kết quả của một sự vi phạm của chính bên nêu lên nó, đối với một nghĩa vụ phát sinh từ điều ước hoặc tất cả những nghĩa vụ quốc tế khác đối với bất kỳ bên tham gia điều ước.
3. Theo quy định của những khoản trên đây, khi một trong các bên có thể nêu lên một sự thay đổi cơ bản các hoàn cảnh như là lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi điều ước, sẽ cũng có thể nêu lên sự thay đổi đó như là lý do để tạm đình chỉ việc thi hành điều ước.”
Khi xuất hiện điều khoản này, các quốc gia có thể viện dẫn để thực hiện 1 trong 3 hành vi sau:
– Chấm dứt hiệu lực hành vi này làm mất hoàn toàn hiệu lực của điều ước quốc tế,
– Tạm đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế làm mất hiệu lực của điều ước quốc tế.
– Rút khỏi quan hệ điều ước quốc tế hành vi này không làm chấm dứt hiệu lực hoàn toàn của điều ước quốc tế. Điều” ước quốc tế chỉ mất hiệu lực với quốc gia viện dẫn điều khoản Rebus-sic-stantibus, nó vẫn có hiệu lực đối với các quốc gia thành viên khác của điều ước.
+ Hoàn cảnh bị thay đổi được ghi nhận trong điều 62 Công ước Viên 1969 phải là cơ sở chủ yếu tạo nên sự thỏa thuận của các bên; hoàn cảnh này các bên không thể thấy trước (dự liệu trước) vào thời điểm ký kết điều ước quốc tế.
+ Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh được hiểu là: hoàn cảnh đó bị xáo trộn lớn đến mức làm biến đổi một cách cơ bản phạm vi của những nghĩa vụ mà các bên sự thay đổi này vượt ra khỏi tầm kiểm soát”vẫn còn phải thi hành theo điều ước các bên không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan”của các bên hệ điều ước.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh sẽ không thể được nêu lên làm lý do để chấm dứt hoặc rút khỏi quan hệ điều ước nếu đó là điều ước liên quan đến việc thiết lập biên giới quốc gia; hoặc sự thay đổi đó là kết quả của một sự vi phạm nghiêm trọng của chính bên nêu lên nó. Trong trường hợp này, bên còn lại có thể viện dẫn chính điều khoản Rebus-sic-stantibus để giải thoát mình khỏi các nghĩa vụ trong cam kết mà không bị coi là vi phạm nguyên tắc Pacta sunt servanda. Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản Rebus-sic-stantibus phải được
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969.
Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.