Nguyên tắc quyền tự bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, thể hiện quyền bình đẳng của các đương sự trước tòa.
Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự là những tư tưởng pháp lý cơ bản, vì vậy việc vi phạm các nguyên tắc tố tụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tố tụng dân sự, đặc biệt là quyền của đương sự khi tham gia tố tụng. Đồng thời, Tố tụng dân sự là một quá trình phức tạp, đương sự chỉ có thể bảo vệ được quyền, lợi ích của mình khi thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.
Nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự.
Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay được quy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều 24 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011. Nội dung các nguyên tắc này thể hiện về năm vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự như tính pháp chế xã hội chủ nghĩa của hoạt động tố tụng dân sự; nguyên tắc tổ chức và hoạt động xét xử các vụ việc dân sự của tòa án; bảo đảm quyền tham gia tố tụng của các đương sự; trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng dân sự đối với việc giải quyết vụ việc dân sự; vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khác đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án.
1. Khái niệm và đặc điểm nguyên tắc quyền tự bảo vệ của đương sự:
Đây là một trong những nguyên tắc hiến định thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng tố, người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 132, Hiến pháp 1992 và tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2011. Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự là 1 trong những biểu hiện của dân chủ trong tố tụng dân sự, là sự bảo đảm quan trọng cho hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan và thành công.
Nội dung của nguyên tắc này xác định phải đảm bảo cho các đương sự tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ; bảo đảm cho đương sự thực hiện được việc ủy quyền hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; tòa án có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tạo điều kiện cho các đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Việc thực hiện quyền bảo vệ của đương sự có thể do đương sự tự tiến hành hoặc nhờ người khác tiến hành.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”
Quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền của đương sự trong việc chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án thì việc đảm bảo cho các đương sự thực hiện được các quyền tố tụng dân sự là rất cần thiết. Do vậy, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định về vấn đề bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự. Và bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự cũng mang những đặc trưng sau:
– Việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự được áp dụng đối với tất cả các bên đương sự.
– Đổi tượng, phạm vi, biện pháp bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định.
– Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự có tính chất hỗ trợ việc thực hiện các quyền tố tụng dân sự của đương sự
2. Cơ sở của nguyên tắc:
Con người là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, quyền và lợi ích là cơ sở để con người tồn tại trong xã hội nên khi tham gia vào các quan hệ xã hội mỗi người đều quan tâm đến quyền và lợi ích của mình. Việc Nhà nước thừa nhận các quyền, lợi ích của các chủ thể là rất cần thiết, đảm bảo được sự tôn trọng đối với các quyền và lợi ích của các chủ thể, góp phần ổn định các quan hệ xã hội và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Tuy nhiên, nếu Nhà nước chỉ công nhận các quyền và lợi ích của các chủ thể bằng việc quy định trong luật thì chưa đủ và chưa thực sự đảm thực thi. Việc pháp luật quy định đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự còn xuất phát từ chính những ưu điểm và yêu cầu của phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Trong các phương thức thì phương thức này có nhiều ưu điểm nhất. Hơn nữa, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ việc dân sự của tòa án và những người tiến hành tố tụng cũng rất dễ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi đương sự nên việc pháp luật quy định việc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự có tác dụng hạn chế những vi phạm pháp luật có thể xảy ra xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Đồng thời, cơ sở thực tiễn để pháp luật quy định bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự là tranh chấp vẫn xảy ra trong đời sống xã hội, hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của tòa án và những người tiến hành tố tụng luôn bị tác động bởi nhiều phía, điều kiện tham gia tố tụng của các đương sự khác nhau và việc giúp đỡ đương sự thực hiện các quyền tố tụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên thực tế còn khá nhiều hạn chế.
>>> Luật sư
3. Một số biện pháp nâng cao việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự trên thực tế:
– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam:
+ Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc
+ Ngoài ra cần xem xét và bổ sung thêm 1 số quy định như ban hành các quy định về xử phạt những người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng theo các hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc tạm giữ hành chính thậm chí là khởi tố về hình sự, đồng thời ban hành các quy định về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những người tiến hành tố tụng , do BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011 hiện hành cũng có quy định tại khoản 3 điều 13 tuy nhiên chưa có các quy định cụ thể về căn cứ, trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của những người tiến hành tố tụng gây ra nên chưa thể thực hiện được trên thực tế.
– Đổi mới công tác tổ chức và cán bộ của tòa án.
– Củng cố tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động bổ trợ tư pháp.
Hoạt động của luật sư, người giám định và các hoạt động bổ trợ tư pháp khác có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án. Nhất là hoạt động hỗ trợ pháp lý của các luật sư đối với hoạt động tố tụng dân sự của đương sự.
+ Đổi mới cơ chế kiểm sát, giám sát và nâng cao năng lực cán bộ kiểm sát, giám sát hoạt động tố tụng dân sự
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tố tụng dân sự
+ Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho các hoạt động tố tụng dân sự
– Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật tố tụng dân sự.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy dân chủ, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích cho nhân dân, điều này được thể hiện qua các chính sách pháp luật trong nước và đối với các điều ước quốc tế. Do vậy, để thực hiện những chủ trương trên, cần nâng cao ý thức của người dân về pháp luật, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng sa, hiểu rõ về pháp luật tố tụng dân sự – lĩnh vực pháp luật gần với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, thể hiện trách nhiệm của người tiến hành và cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, đồng thời cũng đảm bảo được sự công bằng cho các đương sự trước tòa án, tránh tình trạng đương sự bị “oan” nhưng không thể chứng minh. Hơn nữa, giảm bớt tình trạng tồn đọng án cho các cá nhân, tổ chức tiến hành tố tụng dân sự và tạo tiền đề cho người dân tin tưởng hơn vào các cơ quan tư pháp của Nhà nước.