Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thể hiện như sau:
Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP như sau:
Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp hai lần thẩm quyền xử phạt cá nhân; tức là mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân với cùng hành vi vi phạm hành chính.
Thẩm quyền phạt tiền của các chủ thể có thẩm quyền được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định cụ thể đối với từng hành vi vi phạm. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường mà có tổng mức tiền phạt tối đa đến (lần lượt): 5.000.000 đồng; 50.000.000 đồng; 1.000.000.000 đồng.
Trường hợp một cá nhân, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc: Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc về người đó. Nếu hình thức, mức xử phạt,… đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó chuyển vụ vi phạm cho người có thẩm quyền xử phạt. Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm:
– Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khi; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
– Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vân chuyển, chôn lấp rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường…
– Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư và làng nghề;
– Vi phạm các quy định về hoạt động, sinh sống ở khu vực được xác định là khu vực cấm
– Vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên;
– Vi phạm các quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng,…thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;
– Vi phạm các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn da dạng sinh học;
– Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
– Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen;
– Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen,…
– Vi phạm các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen;
– Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (điểm p khoản 1 Điều 54 Nghị định 179/2013/NĐ-CP).
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã (nêu trên) và các hành vi vi phạm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường;
– Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường;
– Vi phạm các quy định về tiếng ồn;
– Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển;
– Vi phạm về bảo vệ môi trường trong khu di sản tự nhiên;
– Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường (điểm q khoản 1 Điều 54 Nghị định 179/2013/NĐ-CP).
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp huyện và các vi phạm:
– Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
– Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Vi phạm các quy định về dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cung ứng dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường (điểm r khoản 1 Điều 54 Nghị định 179/2013/NĐ-CP).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có được xử phạt trong lĩnh vực môi trường
– Thẩm quyền xử phạt của lực lượng công an trong lĩnh vực môi trường
– Hình thức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại