Hợp tác quốc tế phòng chống thiên tai là sự liên kết, hỗ trợ giữa các quốc gia với nhau về việc phòng ngừa, ứng phó thiên tai .Vậy nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế phòng, chống thiên tai được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế phòng chống thiên tai:
- 2 2. Nội dung hợp tác quốc tế phòng, chống thiên tai:
- 3 3. Cơ quan có thẩm quyền hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai:
- 4 4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:
1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế phòng chống thiên tai:
Thiên tai là thuật ngữ được dùng để chỉ các hiện tượng tự nhiên bất thường mà hậu quả của chúng có thể gây nên thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Hiện nay, theo thống kê có 22 loại hình thiên tai thường gặp bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất,
Ảnh hưởng của thiên tai không chỉ tác động lên một quốc gia hay là khu vực nhất định mà còn có sức ảnh hưởng quốc gia nào đều có khả năng phải chống chọi với thiên tai. Chính vì vậy, phòng chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống bao gồm cả hoạt động phòng ngừa, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra. Sau khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai gây nên thì tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chính vì sức ảnh hưởng của thiên tai rất lớn nên chính sách hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai được diễn ra là thật sự cần thiết. Ngày nay, hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai được hiểu là các hoạt động của các quốc gia liên kết với nhau phối hợp phòng ngừa, ứng phó và đưa ra những biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp. Hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai được thực hiện giữa nhiều quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ trên thế giới với mục tiêu là giảm thiểu thiệt hại thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế- xã hội.
Theo quy định tại Điều 38
– Tham gia hợp tác quốc tế phòng chống thiên tai nhưng các quốc gia vẫn phải tôn trọng độc lập chủ quyền và với lãnh thổ không được tự ý can thiệp công việc nội bộ của nhau và không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia dân tộc của các thành viên;
– Nếu Việt Nam tham gia vào điều ước quốc tế thì cần tuân thủ những quy định mà điều ước quốc tế này ghi nhận;
– Căn cứ trên tình hình thực tế để đưa ra mức độ thiên tai có thể diễn ra, các quốc gia tiến hành chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai;
– Hoạt động hợp tác quốc tế không chỉ được thực hiện bằng hành động cụ thể mà trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cũng nên ưu tiên hoạt động tích cực hơn; Ngoài ra, hoạt động này cũng nên được tích cực chia sẻ bởi vì kinh nghiệm phòng chống thiên tai của mỗi quốc gia sẽ khác nhau, và đạt tính hiệu quả nhất định. Chính vì vậy các quốc gia nên chia sẻ các kinh nghiệm và phối hợp tìm kiếm khiếu nại cung với đó là hợp tác đầu tư xây dựng nâng cấp công trình, phòng chống thiên tai.
2. Nội dung hợp tác quốc tế phòng, chống thiên tai:
Các quốc gia khi tiến hành hợp tác quốc tế phòng, chống thiên tai thì cần tuân thủ theo đúng các nội dung đã thỏa thuận. Căn cứ theo Điều 39
– Thông tin về thiên tai cần phải liên tục được cập nhật, các thông tin này có thể được cung cấp từ các quốc gia với nhau để dự báo cảnh báo thiên tai. Để thực hiện được mục tiêu này thì quá trình hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin dự báo cảnh báo thiên tai nên được diễn ra thường xuyên, nhanh chóng;
– Mặc dù, đã tích cực trong việc
– Bất kỳ một quốc gia nào khi gặp phải thiên tai đều chịu ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là người dân có sự xáo trộn về cuộc sống và việc làm. Thời điểm này, quá trình hợp tác quốc tế được phát huy để hỗ trợ, cứu trợ người dân, hành động này thể hiện tính chất nhân đạo trong vấn đề ngoại giao;
– Một điểm mới được ghi nhận trong Luật phòng chống thiên tai đó là phạm vi hợp tác quốc tế được mở rộng hơn thông qua việc tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến hoặc những công nghệ mới để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát chuyến đi các loại hình thiên tai;
– Mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng công trình, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu là một trong những nội dung quan trọng. Để thực hiện được điều này thì nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao công nghệ tiên tiến công nghệ mới vật liệu mới cần được chú trọng;
Thực hiện tốt được việc nghiên cứu khoa học hoặc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới vào trong quá trình xây dựng công trình này thì mới đảm bảo được an toàn công trình đê điều, công trình phòng chống sạt, lở, sụt lún đất, hồ, đập và công trình phòng chống thiên tai khác.
3. Cơ quan có thẩm quyền hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai:
Phòng, chống thiên tai là vấn đề nan giải, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành để giải quyết tốt vấn đề này. Tại Việt Nam cơ quan được trao quyền hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai, bao gồm:
– Thứ nhất: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được coi là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm báo cáo và nằm trong sự kiểm tra giám soát của Chính phủ về vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai dưới đây:
+ Cơ quan này thực hiện chức năng nhận thông tin dự báo, cảnh báo và thông tin liên quan đến thiên tai từ cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định;
+ Nếu tiếp nhận, dự báo được các thông tin về thiên tai đang được hình hành, hoặc tiến trình phát triển của thiên tai thì sẽ cung cấp thông tin về thiên tai cho cơ quan, tổ chức quốc tế theo quy định;
+ Cơ quan này khi được giao phạm vi quản lý nhất định thì cần thực hiện đúng trách nhiệm và việc thuộc phạm vi quản lý của mình đó là tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai;
+ Xem xet trên thực tế cũng như tham khảo quan điểm, ý kiến của cá nhân có thẩm quyền để đưa ra đề xuất ký kết, gia nhập điều ước quốc tế trong phòng, chống thiên tai;
+ Có thẩm quyền đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về kêu gọi hỗ trợ của quốc tế về phòng, chống thiên tai phù hợp với tình hình tổn thất mà thiên tai đem lại.
– Thứ hai: Bộ Ngoại giao cũng là cơ quan có trách nhiệm sau đây:
+ Quốc gia thường xuyên gặp thiên tai hoặc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thấy cần thiết thì thực hiện kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 33 của Luật này; Cơ quan này được đánh giá là cơ quan đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ;
+ Khi xảy ra thiên tai trên biển, vùng biên giới đất liền và hỗ trợ người, phương tiện của quốc gia khác mà nhận được yêu cầu hỗ trợ thì cơ quan này chủ trì liên hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ để phối hợp hỗ trợ cho người, phương tiện của Việt Nam khi xảy ra thiên tai
– Thứ ba: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc, đánh giá, dự báo, cảnh báo,xác định cấp độ rủi ro thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Thứ tư: Liên quan đến lĩnh vực quan trắc, đánh giá, xác định cấp độ rủi ro thiên tai, báo tin động đất, dự báo, cảnh báo
– Thứ năm: Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn tiến hành chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.
4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:
Theo ghi nhận tại Điều 41 Luật phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi năm 2020 thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam được ghi nhận như sau:
– Quyền của cá nhân, tổ chức trong hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:
+ Cá nhân có thể được miễn thuế, lệ phí về nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
+ Ngoài ra, được hưởng chế độ ưu tiên về khi tiến hành thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
+ Khi có nhu cầu thực hiện thủ tục lưu trú thì cũng được ưu tiên.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
+ Việc đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện;
+ Ngoài ra, Các hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đã được đăng ký cần phải hoạt động đúng mục đích đã đăng ký, tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Văn bản pháp luật được sử dụng: Luật phòng chống thiên tai 2013 sửa đổi 2020.