Nguyên tắc lập danh sách cử tri. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Nguyên tắc lập danh sách cử tri. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình e có 5 nguời đều đủ tiêu chuẩn là cử tri 18 tuoi . Nhưng UBND xã chỉ phát 2 thẻ cử tri cho bố mẹ em bầu cử còn 3 con đủ 18 tuổi thì k có thẻ cử tri . Khi đc hỏi họ trã lời 3 con của ông đi làm ở xa k có nhà nên k có thẻ cử tri . Nhưng tất cả các khoản đóng góp chúng e lại đều phải nộp . Nhưng lại k có thẻ cử tri đi bỏ phiếu . UBND xã nói như vậy là đúng hay sai !?cảm ơn luật sư . ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 29, Luật bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì nguyên tắc lập danh sách cử tri như sau:
“Điều 29. Nguyên tắc lập danh sách cử tri
1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.
4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).
5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy thì mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Nên ba người con của ông đi làm xa cũng có thể chọn lựa bầu cử ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp ba con trai của bác nếu đi làm xa mà đã đăng ký tạm trú tại nơi làm việc thì có thể bỏ phiếu ở nơi mà họ làm việc, UBND xã không cần ghi tên con trai bác trong danh sách cử tri. Nếu con trai bác đi làm xa nhà nhưng không đăng ký tạm trú tại nơi làm việc thì họ sẽ bỏ phiếu ở nơi họ đăng kí thường trú và UBND xã phải ghi tên con trai bạn trong danh sách cử tri.