Nguyên tắc khai thuế, tính thuế theo Luật quản lý thuế mới nhất? Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ? Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp? 3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở? Khai, nộp thuế của tố chức nước ngoài? Các nguyên tắc?
Nộp thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp nói riêng và chủ thể kinh tế khác trong hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện tự kê khai, tính thuế được nhà nước tin tưởng giao cho doanh nghiệp. Trong đó, các yêu cầu đặt ra tạo thành nguyên tắc bắt buộc áp dụng. Bên cạnh việc nhà nước hoàn toàn có thể đối chiếu để xác minh tính chính xác của hoạt động khai thuế. Do đó mà các nghĩa vụ với nhà nước mới được đảm bảo thực hiện. Phản ánh hiệu quả trong giá trị lợi ích và tiềm năng nhận được trên thị trường thông qua hoạt động quản lý nhà nước hiệu quả.
Để tìm hiểu các nội dung trong nguyên tắc được quy định trong pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Luật quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Luật sư
Căn cứ theo Điều 42 Luật quản lý thuế năm 2019 về Nguyên tắc khai thuế, tính thuế.
Mục lục bài viết
1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ:
Quy định tại khoản 1 Điều 42:
“Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.”.
Việc nộp thuế phải được đảm bảo thực hiện với mẫu tờ khai. Khi đó, các đầu mục và nội dung cần khai đã được thể hiện cụ thể. Trong hoạt động của mình, người khai thuế phải đảm bảo hiểu các hướng dẫn để thực hiện việc khai thuế phù hợp. Kê khai là công việc trong tính chất tự nguyện của người khai. Với việc phản ánh các nguồn và giá trị thu nhập thực tế. Căn cứ vào đó để cơ quan thuế có cơ sở tính toán giá trị của nghĩa vụ thuế cần phải nộp cho nhà nước.
Với các điều kiện trong nền kinh tế được phản ánh, giúp cho doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các mục đích kinh doanh. Trong đó, nhà nước đóng vai trò hiệu quả trong quản lý và điều chỉnh nền kinh tế. Nghĩa vụ thực hiện thuế của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chứng từ, tài liệu liên quan họ cung cấp. Từ đó mang đến tính chân thực, chi tiết để tiến hành theo dõi hiệu quả. Cần thiết tính chính xác, trung thực và đầy đủ.
Ý nghĩa quy định.
Chính xác mang đến các thông tin cung cấp với hiệu quả kinh doanh tương ứng. Phản ánh với các khai trung thực. Đặc biệt, việc kê khai đầy đủ mới có thể phản ánh tất cả các lợi ích nhận về. Đồng thời xác định nghĩa vụ tương ứng cho doanh nghiệp với nhà nước. Nhiều doanh nghiệp muốn hạn chế hay chốn tránh các nghĩa vụ này. Nếu cơ quan thuế kiểm tra và xác minh, có thể tiến hành truy thu và xử phạt tương ứng.
Khai thuế mang đến ý nghĩa trong quản lý thuế của nhà nước đối với doanh nghiệp. Xác định giá trị cho phần nghĩa vụ tương ứng với lợi ích tìm kiếm được từ hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động có thể xác định nghĩa vụ với tháng, quý hay năm tùy vào tính chất. Các hóa đơn, chứng từ cung cấp nhằm chứng minh tính chính xác của hoạt động khai. Từ đó mà phản ánh các ý nghĩa đối với cả tính chất trung thực của doanh nghiệp. Cũng như thuận tiện cho các quản lý, xác minh của nhà nước.
2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp:
Quy định tại khoản 2 Điều 42:
“2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.
Tính tự giác được thể hiện trong quy định của nhà nước. Vừa thể hiện mức độ phù hợp trong quan sát hay quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các lợi ích tìm kiếm được trong hoạt động kinh doanh với giá trị phản ánh cụ thể nhất thì chỉ có doanh nghiệp có thể tính toán nhanh chóng, hiệu quả nhất. Họ hoàn toàn có đủ khả năng, năng lực và dữ liệu để thực hiện.
Việc kê khai cũng đảm bảo với tính hiệu quả tương đối. Bởi vì doanh nghiệp có khả năng tự tính toán được giá trị thuế phải nộp. Nếu họ cố tình muốn giảm nghĩa vụ phải nộp, tức là kê khai thấp các giá trị tìm kiếm được trong hoạt động kinh doanh. Sẽ dẫn đến các đánh giá không cao từ phía nhà đầu tư trong hiệu quả và tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hay không. Và doanh nghiệp hoàn toàn có thể gặp phải các bất lợi thực tế ở các giai đoạn kinh doanh tiếp theo.
Ngoài ra cho doanh nghiệp tự tính toán giúp giảm tải các áp lực cho cơ quan thuế. Khi số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ quá lớn. Giải quyết nhanh gọn và hiệu quả đối với dịch vụ công. Tính chất hiệu quả vẫn được phản ánh khi doanh nghiệp phải đưa ra những hóa đơn, chứng từ để chứng minh cho giá trị phản ánh. Các cơ quan nhà nước có thể thực hiện các kiểm tra và xử lý đối tượng kê khai không trung thực.
Ngoài ra, có những hoạt động cơ quan quản lý thuế phải tự tiến hành. Đây là các trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ.
Với các hoạt động tự thực hiện của người lao động. Họ tổng hợp các thu nhập chịu thuế trong năm, số thuế đã bị khấu trừ,… để xác định giá trị tìm kiếm trên thị trường. Phản ánh với
3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở:
Nội dung này quy định tại khoản 3 của Điều 42. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này nội dung này.
Với tính chất làm việc tại cơ quan thuế địa phương đảm bảo cho tính thuận tiện với người thực hiện. Nó là các công việc có tính chất ổn định, nên cần tiến hành tiện lợi, nhanh chóng. Các phát sinh đối với thuế trong sản xuất, kinh doanh cũng nhanh chóng được giải quyết. Khi doanh nghiệp thực hiện liên hệ trực tiếp cho chi cục thuế, cục thuế, các cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp ở địa phương.
Các địa điểm thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo mang đến sự thuận tiện nhất định. Các nghĩa vụ của người nộp thuế với giá trị cơ bản và hoạt động tiến hành ổn định. Họ được tiến hành tại các cơ quan có thẩm quyền tại trụ sở khác nhau vẫn được đảm bảo giải quyết. Công việc xác định nguồn hưởng ngân sách thuộc về cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền. Trong khi các nghĩa vụ chỉ cần bảo đảm thực hiện trong thời gian phù hợp. Với các giá trị khai báo và thực hiện đúng, đủ, hiệu quả.
4. Khai, nộp thuế của tố chức nước ngoài:
Quy định tại khoản 4 Điều 42.
“Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”.
Trước tiên xem xét đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt nam. Khi khai thác các tiềm năng, sử dụng các yếu tố trên thị trường nước ta để hoạt động. Cùng với tính chất quản lý là yêu cầu về nghĩa vụ thuế. Các hoạt động kinh doanh được đảm bảo với lợi ích nhận được. Do đó mà nghĩa vụ cũng phải đảm bảo tiến hành với nhà nước Việt nam.
Ngoài ra còn phải kể đến các hoạt động kinh doanh khác. Các nền tảng kinh doanh phát triển như thương mại điện tử hay nền tảng số. Việc quản lý và giám sát hiệu quả kinh doanh hoàn toàn có hiệu quả nếu tích hợp các quản lý lợi nhuận tìm kiếm thông qua phần mềm. Các hoạt động kinh doanh này cũng mang tính chất của cơ bản. Do đó mà người thực hiện vẫn phải đảm bảo kê khai hay đóng thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tính chất không phản ánh trực tiếp các hoạt động kinh doanh nhu thị trường và chủ thể cơ bản tham gia. Cho nên quy định pháp luật mang đến quy định hiệu quả hơn khi mở ra những thuận lợi trong công tác nộp thuế. Các chủ thể có nghĩa vụ có thể thực hiện thông qua trực tiếp hay ủy quyền.
5. Các nguyên tắc:
Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết:
Quy định tại khoản 5 Điều 42. Xác định nguyên tắc mang đến phản ánh hiệu quả với các giao dịch liên kết.
– Trước tiên là đảm bảo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập. Cùng nguyên tắc bản chất hoạt động.
– Điều chỉnh phù hợp theo các giao dịch độc lập. Đảm bảo hiệu quả nộp thuế mà không làm giảm thu nhập chịu thuế.
– Miễn thực hiện hay yêu cầu này với người nộp thuế có quy mô nhỏ. Được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Đây là các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Nguyên tắc khai thuế đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế:
Các quy định tại khoản 6 Điều 42.
– Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế, sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, người nộp thuế và cơ quan thuế nước ngoài, vùng lãnh thổ có liên quan.
– Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải dựa trên thông tin của người nộp thuế, cơ sở dữ liệu thương mại có sự kiểm chứng bảo đảm tính pháp lý.
– Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt trước khi thực hiện; đối với các thỏa thuận song phương, đa phương có sự tham gia của cơ quan thuế nước ngoài thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Trên đây là nội dung phân tích của