Hành vi dùng vũ lực trong Định ước Henxinki năm 1975? Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế?
Mục lục bài viết
- 1 1. Sự hình thành nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
- 2 2. Nội dung nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
- 3 3. Ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
- 4 4. Hành vi dùng vũ lực trong Định ước Henxinki năm 1975:
- 5 5. Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
1. Sự hình thành nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
– Luật quốc tế trong thời kỳ cổ đại người ta coi chiến tranh là một phương tiện hữu hiệu để giải quyết mọi xung đột, mọi tranh chấp quốc tế. Nó được thừa nhận như “quyền” của mỗi quốc gia, dân tộc -“quyền được tiến hành chiến tranh”.
– Công ước Lahaye năm 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và Công ước năm 1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế là những công ước quốc tế toàn cầu đầu tiên đã không coi việc tiến hành chiến tranh là quyền của quốc gia, nhưng cũng chưa đưa ra quy định ngăn cấm chiến tranh, mà chỉ kêu gọi các quốc gia “với khả năng có thể” thì ngăn ngừa nguy cơ dùng vũ lực. Như vậy, trước chiến tranh thế giới thứ 2 những quy định về việc không sử dụng chiến tranh chỉ là những quan điểm, ý tưởng và chưa trở thành nguyên tắc mang tính bắt buộc chung .
– Sự ra đời của Liên hợp quốc với bản Hiến chương của mình được đánh giá rất cao vì mục đích giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Tại khoản 4 điều 2 của Hiến chương này quy định rằng: “Trong quan hệ quốc tế, các hội viên Liên hợp quốc không được có hành động đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ lực để chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nến độc lập chính trị của bất cứ một nước nào, hoặc bằng cách này hay cách khác làm trái với những mục đích của Liên hợp quốc”. Tuy nhiên, với quy định trên đây, Hiến chương Liên hợp quốc mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra tên gọi của nguyên tắc này, còn việc giải thích định nghĩa như thế nào là “vũ lực” và “đe dọa dùng vũ lực” trong quan hệ quốc tế lại phụ thuộc đặt ra”vào cách hiểu của các quốc gia . Điều này tạo ra sự giải thích khác nhau yêu cầu phải xây dựng hệ thống các nguyên tắc và có sự giải thích thống nhất nguyên tắc trong cộng đồng quốc tế.
– Năm 1970 các quốc gia trong Liên hợp quốc đã ký kết một điều ước quốc tế về hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó giải thích rất rõ thế nào là “vũ lực”, thế nào là “đe dọa dùng vũ lực”.
2. Nội dung nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
* Các văn kiện pháp lý quốc tế ghi nhận nguyên tắc:
– Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của LQT;
– Tuyên bố của đại hội đồng liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược;
– Định ước Henxinki năm 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu;
– Tuyên bố của liên hợp quốc năm 1987 về “nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
* Định ước Henxinki năm 1975 quy định các quốc gia tham gia sẽ “khước từ mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”. Như vậy, khái niệm “vũ lực” theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mở rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang2trong quan hệ quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này như sau:
– Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;
– Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
– Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;
– Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
– Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lự lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
3. Ngoại lệ của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực:
Câu hỏi đặt ra: Vậy, có khi nào việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được cho là hợp pháp hay không? đó là các trường hợp nào? Có, nếu việc sử dụng lực lượng vũ trang rơi vào 1 trong các ngoại lệ sau đây của nguyên tắc:
Các quốc gia có quyền sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp, kể cả việc sử dụng biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ nguyên tắc tương xứng.
– Cơ sở pháp lý: Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định “Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách chính đáng, trong trường hợp hội viên Liên hợp quốc bị xâm lược vũ trang, cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp do các hội viên thi hành trong việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an biết và không được ảnh hưởng đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng bảo an, mà theo Hiến chương này Hội đồng bảo an có thể bất cứ lúc nào áp dụng những hành động xét thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, Hiến chương Liên hợp quốc thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của các quốc gia, nhưng lại không đưa ra khái niệm thế nào là một hành vi “xâm lược”. Theo Nghị quyết 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược thì, xâm lược là việc một nước sử dụng lực lượng vũ trang tấn công, vi phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của một nước khác, hoặc “dưới bất kỳ hình thức nào khác”. Nghị quyết đặt ra một danh sách không giới hạn những hành vi bị coi là xâm lược; đồng thời nghị quyết này cũng trao cho Hội đồng bảo an quyền được quyết định có hay không hành vi xâm lược trong các tình huống cụ thể.
– Tự vệ như thế nào được coi là hợp pháp? Theo điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc thì tiêu chí để xác định hành vi tự vệ hợp pháp là: có hành động tấn công vũ trang. Nếu hành vi tự vệ xảy ra sau khi tự vệ hợp pháp, nếu hành vi tự vệ xảy ra trước”có hành động tấn công vũ trang tự vệ bất hợp pháp.”khi có hành động tấn công vũ trang
– Quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia được thực hiện với điều kiện: quốc gia đó bị tấn công vũ trang trước; mức độ thực hiện tự vệ phải tương xứng với hành vi vi phạm, nếu vượt quá mức độ vi phạm thì hành vi tự vệ đó không được coi là tự vệ hợp pháp.
– Ngoài các vấn đề trên, Điều 51 Hiến chương cũng quy định, quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể chỉ được sử dụng “cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế…”.
Như vậy, theo tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc, quyền tự do hành động của quốc gia trong phạm vi tự vệ chính đáng chỉ là tạm thời. Một khi Hội đồng bảo an đã quyết định hành động thì vụ việc đó sẽ được đặt dưới quyền quyết định của cơ quan này. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, quyền tự vệ chính đáng là cách duy nhất cho phép các quốc gia được sử dụng vũ lực một cách hợp pháp. Do đó, sự can thiệp của Hội đồng bảo an trong trường hợp này được coi như một cơ chế kiểm soát hữu hiệu nhằm tránh việc lạm dụng vũ lực từ phía các quốc gia. Tuy nhiên, sự can thiệp này chỉ thực sự có tác dụng khi các nước lớn thỏa thuận cùng nhau hành động nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ lực.
Các dân tộc thuộc địa được phép sử dụng tất cả các biện pháp để đấu tranh giành quyền tự quyết, kể cả các biện pháp quân sự nhưng phải tuân thủ các quy định của luật quốc tế.
Cộng đồng quốc tế có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt, kể cả các biện pháp quân sự đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế.
4. Hành vi dùng vũ lực trong Định ước Henxinki năm 1975:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia. Em tên Toàn ở Đồng Tháp. Luật sư cho em một vấn đề sau. Một quốc gia cho một quốc gia khác mượn lãnh thổ của mình tấn công một quốc gia khác. Thì quốc gia cho mượn lãnh thổ có được xem là sử dụng vũ lực không? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, một quốc gia cho một quốc gia thứ hai mượn lãnh thổ của mình để tấn công quốc gia thứ ba. Quốc gia cho mượn lãnh thổ có thể được xem là sử dụng vũ lực. Vì:
Định ước Henxinki năm 1975 quy định các quốc gia tham gia sẽ “khước từ mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”. Như vậy, khái niệm “vũ lực” theo luật quốc tế hiện đại không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ là sử dụng hoặc đe dọa sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại chủ quyền, độc lập của quốc gia khác mà còn mở rộng việc nghiêm cấm sử dụng các sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh phi vũ trang trong quan hệ quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này như sau:
– Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;
– Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;
– Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;
– Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
– Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lự lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.
Như vậy, với quy định của Định ước Henxinki năm 1975 nêu trên có một nguyên tắc đó là: Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba. Việc cho mượn lãnh thổ của quốc gia mình cho một quốc gia khác để tấn công quốc gia thứ ba đã vi phạm vào nguyên tắc của Định ước Henxinki năm 1975.
Tuy nhiên, sẽ có một trường hợp ngoại lệ đó là trường hợp với mục đích tự vệ. Theo Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định:
“Không một điều khoản nào trong Hiến chương này làm thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách chính đáng, trong trường hợp hội viên Liên hợp quốc bị xâm lược vũ trang, cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp do các hội viên thi hành trong việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng bảo an biết và không được ảnh hưởng đến quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng bảo an, mà theo Hiến chương này Hội đồng bảo an có thể bất cứ lúc nào áp dụng những hành động xét thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế“.
Nghị quyết 3314 của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược thì, xâm lược là việc một nước sử dụng lực lượng vũ trang tấn công, vi phạm đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập chính trị của một nước khác, hoặc “dưới bất kỳ hình thức nào khác“. Nghị quyết đặt ra một danh sách không giới hạn những hành vi bị coi là xâm lược; đồng thời nghị quyết này cũng trao cho Hội đồng bảo an quyền được quyết định có hay không hành vi xâm lược trong các tình huống cụ thể.
Tự vệ được coi là hợp pháp? Theo điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc thì tiêu chí để xác định hành vi tự vệ hợp pháp là: “có hành động tấn công vũ trang. Nếu hành vi tự vệ xảy ra sau khi tự vệ hợp pháp, nếu hành vi tự vệ xảy ra trước“có hành động tấn công vũ trang tự vệ bất hợp pháp” khi có hành động tấn công vũ trang.
Quyền tự vệ hợp pháp của quốc gia được thực hiện với điều kiện: quốc gia đó bị tấn công vũ trang trước; mức độ thực hiện tự vệ phải tương xứng với hành vi vi phạm, nếu vượt quá mức độ vi phạm thì hành vi tự vệ đó không được coi là tự vệ hợp pháp.
Ngoài các vấn đề trên, Điều 51 Hiến chương cũng quy định, quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể chỉ được sử dụng “cho đến khi Hội đồng bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế…”.
Như vậy, một quốc gia không thể cho quốc gia khác mượn lãnh thổ của mình để tấn công quốc gia thứ ba- đây được coi là sử dụng vũ lực, trừ trường hợp có mục đích tự vệ hợp pháp theo Hiến chương Liên hợp quốc.
5. Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
Trước khi nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ra đời, loài người đã phải trải qua những thảm họa kinh hoàng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945). Sau sự kiện đó, các quốc gia trên thế giới đã lập ra một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hiệp Quốc (LHQ). Với mục tiêu cao cả là “phòng ngừa cho thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh”, Khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”. Trong bài tập học kỳ của mình, em xin trình bày vấn đề “ Đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Khái quát chung về nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các văn kiện của LHQ sau này đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ hơn những tư tưởng tiến bộ của nguyên tắc nói trên thông qua một số văn kiện như Tuyên ngôn 1970 của LHQ, Nghị quyết LHQ1974, Công ước Luật biển…
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc
Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận cụ thể trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ: “Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia của các nước khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước”.
Trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc
Về nguyên tắc, mọi hành vi sử dụng và đe dọa sử dung vũ lực đều bị coi là bất hợp pháp trừ hai trường hợp ngoại lệ sau đây:
Trong trường hợp có hành vi xâm lược hoặc phá hoại hòa bình và an ninh quốc tế đã được đại hội đồng bảo an áp dụng các biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không,.. và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao nhưng HĐBA nhận thấy những biện pháp đó “… là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì HĐBA có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên LHQ thực hiện” (điều 42 Hiến chương LHQ).
Luật sư
Trong trường hợp các quốc gia bị xâm lược vũ trang, Hiến chương LHQ quy định: “không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhận hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên LHQ bị tấn công vũ trang cho đến khi HĐBA chưa áp dụng được các biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên LHQ áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho HĐBA và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của HĐBA, chiếu theo hiến chương này, đối với việc HĐBA áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà HĐ thấy cần thiết để duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế” (điều 51 Hiến chương LHQ).
Như vậy, khi bị xâm lược vũ trang, các quốc gia, các dân tộc có quyền tự vệ cá thể hoặc tập thể cho đến khi HĐBA áp dụng các biện pháp hữu hiệu để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và phải báo ngay cho HĐBA.
Đồng thời không được cản trợ HĐBA hành động để thực hiện sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế của mình. Về phương diện pháp lý, hành vi tự vệ của các quốc gia, các dân tộc dưới hình thức cá thể và tập thể là những hành vi hợp pháp, không vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Mức độ chống trả phải tương xứng với mức độ thiệt hại mà bên kia đã gây ra và phải báo với HĐBA.
Thực tiễn thực hiện nguyên tắc:
Ngày nay vẫn còn nhiều quốc gia vi phạm nguyên tắc này một cách trắng trợn nhưng bao giờ họ cũng cố tìm ra những lý do có vẻ chính đáng để biện hộ cho hành vi sai trái của mình và luôn giải thích rằng điều đó phù hợp với quy định của Hiến chương LHQ. Học thuyết Ri – Găn ( của Cựu Tổng thống Mỹ) cho rằng việc ủng hộ các chiến sĩ đấu tranh cho tự do là hình thức tự vệ và hoàn toàn phù hợp với luật quốc tế. Theo học thuyết này thì các quốc gia có quyền mang quân vào nước khác để bảo vệ quyền con người ở đó. Thuyết này hoàn toàn trái với luật quốc tế, không phù hợp với các quyết định của
Chính phủ của các nước vi phạm thường viện dẫn những hoạt động của họ là thực hiện quyền tự vệ và họ lại có vẻ như khẳng định ý nghĩa của nguyên tắc không sử dụng vũ lực. Việc Mỹ mang quân vào Campuchia năm 1970, vào Grenada và Libia năm 1983, vào Panama năm 1989; việc các nước Nato không kích Nam Tư mùa thu năm 1999 thực chất là vi phạm nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tếNhững hành vi này bị cộng đồng quốc tế phản đối gay gắt vì nó vi phạm luật quốc tế, đi ngược lại xu thế chung của thời đại chúng ta.
Nguyên nhân dẫn đến những sự vi phạm đó chủ yếu xuất phát từ những lý do sau:
Chế độ xã hội và ý thức hệ khác nhau
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, có một số quốc gia vì thấy nước khác lựa chọn chế độ xã hội hoặc ý thức hệ không giống với nước mình nên họ tiến hành can thiệp, thậm chí sẵn sàng sử dụng vũ lực đối với nước đó. Ví dụ, hai siêu cường Mỹ và Liên Xô thường chọn cách làm này. Những kẻ cường quyền không chỉ giành quyền chọn cho mình một chế độ xã hội và ý thức hệ độc lập mà còn có thể đưa ra sự lựa chọn cho nước khác. Ví dụ, Mỹ đã khẳng định rõ quyền sử dụng vũ lực áp đặt, khôi phục nền dân chủ cho Grenada và Nicaragoa… Ngày nay, cộng đồng quốc tế đã cơ bản đạt được nhận thức chung đối với việc cấm các hành vi, vi phạm trắng trợn nguyên tắc “can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác”. Do vậy, biện pháp dùng vũ lực để truyền bá chế độ xã hội và ý thức hệ đã không còn là mối đe dọa chủ yếu nhất đối với nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo:
Trong một tình huống nào đó, sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo có thể giải quyết được khủng hoảng về nhân quyền và cứu được rất nhiều sinh mạng vô tội. Nhưng việc dùng vũ lực để can thiệp vào nước khác đương nhiên là mâu thuẫn với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực của luật quốc tế. Nhìn chung dư luận quốc tế đều cho rằng: trong trường hợp đặc biệt cấp bách, cần phải có sự can thiệp nhưng phải tiến hành trong khuôn khổ LHQ, nếu không sẽ là phi pháp. Điều đó có nghĩa là chỉ có LHQ mới có đủ uy quyền để thực hiện hành động này (trừ trường hợp được nước chủ nhà cho phép, thậm chí yêu cầu). Như vậy Luật quốc tế không cho phép áp dụng chủ nghĩa nhân đạo một cách bừa bãi, bởi nếu thế thì thế giới sẽ trở nên hỗn loạn, chiến tranh sẽ xảy ra khắp nơi. Thế nhưng con bài “nhân quyền” hiện nay vẫn được một số quốc gia dùng để đe dọa các quốc gia khác.
Chủ nghĩa khủng bố:
Hoạt động khủng bố quốc tế là một loại hoạt động phạm tội vô cùng nguy hiểm. Sự nguy hại và tính nghiêm trọng của nó không chỉ biểu hiện ở số lượng các vụ khủng bố ngày càng tăng mà còn biểu hiện ở việc dẫn đến sự biến động xã hội, hình thành không khí khủng bố trong cộng đồng quốc tế. Hoạt động của chủ nghĩa khủng bố là một hoạt động tội phạm mang tính chất quốc tế, bởi nó không chỉ vi phạm pháp luật của các quốc gia liên quan mà còn vi phạm pháp luật quốc tế. Vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành chống khủng bố như thế nào?
Trong thực tiễn, nhiều quốc gia đã áp dụng hành động đơn phương khi bị chủ nghĩa khủng bố xâm hại. Do tính chất quốc tế của hoạt động khủng bố nên những nước bị khủng bố khi áp dụng hành động đơn phương thường nhắm vào các nước khác chứ không phải chỉ một cá nhân. Bởi vậy, hành động trả đũa đối với chủ nghĩa khủng bố thường được thể hiện ở sự can thiệp nào đó, thậm chí can thiệp bằng vũ trang đối với những nước bị coi là đã dung túng, khuyến khích, thực hiện những hoạt động khủng bố.
Vậy việc sử dụng vũ lực tấn công vào quốc gia khác để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố có hợp pháp không? Điều 51 Hiến chương LHQ có quy định “quyền tự vệ” của các quốc gia, nhưng quyền này không cho phép tiến hành trả đũa đối với những cuộc tấn công trước đó. Như vậy, luật pháp quốc tế không cho phép các quốc gia sử dụng vũ lực đối với những nước đã tiến hành khủng bố. Bởi muốn tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố không chỉ đơn thuần dựa vào sự trả thù của một hoặc hai quốc gia, còn phát động chiến tranh để tiến hành trả đũa chủ nghĩa khủng bố là điều vô cùng nguy hiểm. Thực tế đã chứng minh, để trả đũa cho thảm họa khủng bố ngày 11/9, Mỹ đã tiến hành chiến tranh đánh Afghanistan, để ngăn ngừa chủ nghĩa khủng bố Mỹ đã sử dụng vũ trang tấn công Iraq; thế nhưng chủ nghĩa khủng bố mà Mỹ nhằm tiêu diệt vẫn chưa có kết quả.
Như vậy, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố không nên tiến hành bằng cách dùng vũ lực đơn phương của các nước mà nên tiến hành thông qua sự hợp tác quốc tế trong khuôn khổ LHQ, phù hợp với nguyên tắc an ninh tập thể do LHQ đề ra. Nếu làm được điều này thì cuộc chiến chống khủng bố mới có tính hợp lý và hợp pháp, nó sẽ được đông đảo nhân dân trên thế giới ủng hộ, đồng thời sẽ giảm bớt được những cuộc xung đột vũ trang và những mâu thuẫn giữa các khu vực, giữa các quốc gia và giữa các dân tộc trên thế giới và điều cơ bản là thế giới sẽ trở nên hòa bình hơn.
Một số khuyến nghị:
“ Cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế” và “quyền tự vệ” được khẳng định trong Hiến chương LHQ là những nguyên tắc quan trọng nhất, mang tính căn bản nhất về hành vi sử dụng vũ lực. Nhưng thực tế đã chứng minh, sử dụng vũ lực vẫn là một hiện tượng thường thấy hiện nay. Cuộc chiến tranh Iraq gần đây càng thúc đẩy hành vi sử dụng vũ lực tới đỉnh điểm. Điều này khiến chúng ta cần phải xem xét lại vấn đề sử dụng vũ lực và luật quốc tế. Mặc dù đòi hỏi thực hiện pháp luật quốc tế đã được ghi nhận tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương LHQ với nguyên tắc “Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế” (hay còn gọi là nguyên tắc Pacta sun servanda), nhưng vấn đề quan trọng hơn chính là việc các thành viên của LHQ phải tự giác tuân thủ pháp luật. Lâu nay luật quốc tế vẫn bị coi là “luật mềm” bởi việc chấp hành pháp luật trong nước luôn được bảo đảm bằng quyền lực tối cao của nhà nước là chủ quyền quốc gia, còn cộng đồng quốc tế khó có một quyền lực có đủ sức mạnh tối cao như vậy để bảo đảm việc chấp hành pháp luật quốc tế. Do đó, tự giác tuân thủ là cách bảo đảm có hiệu quả nhất đối với luật quốc tế. Tự giác tuân thủ là một việc làm rất có ý nghĩa trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cần phải giám sát sự chấp hành bởi vì đây là một biện pháp quan trọng để bảo đảm cho các cam kết quốc tế được thực hiện. Việc giám sát chấp hành có thể chia làm hai hình thức:
– Đơn phương: các nước lợi dụng ảnh hưởng quốc tế của mình, dùng ngoại giao làm biện pháp chủ yếu thúc giục các nước khác chấp hành nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực”.
– Đa phương: đa số các nước cùng nhau vận dụng những ảnh hưởng và sức mạnh tập thể để yêu cầu các thành viên khác trong cộng đồng quốc tế chấp hành nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực”.
Trong hai hình thức này thì hình thức đa phương mang lại hiệu quả cao hơn, tránh được sự độc đoán của các nước lớn biểu hiện dưới hình thức đơn phương. Tuy nhiên, biện pháp thích hợp nhất vẫn là thực hiện sự giám sát thông qua LHQ. Trong thời gian qua Hội đồng Bảo an LHQ đã có những nỗ lực rất lớn khi thực hiện sự giám sát đối với nguyên tắc này. Tuy nhiên trong tình hình một số siêu cường đang thực thi chủ nghĩa bá quyền với nguyên tắc “các nước lớn nhất trí” thì vai trò của Hội đồng Bảo an trong một số trường hợp đã không phát huy hết hiệu lực của mình khi giám sát việc thực hiện nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực”. Vì vậy, hiện nay, đối với những trường hợp tương tự, theo chúng tôi, cần phải có một tổ chức cao hơn Hội đồng Bảo an, cụ thể là Đại hội đồng của LHQ, đứng ra tổ chức, thực hiện sứ mạng giám sát này.
KẾT LUẬN
Ngày nay, trong các mối quan hệ quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, không một quyết định chính trị nào có thể trở thành niềm hy vọng và mang ý nghĩa trong đời sống quốc tế nếu nó không được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tuy nhiên vấn đề làm thế nào để nguyên tắc đó thực sự đi vào đời sống, được chấp hành nghiêm chỉnh là vấn đề đáng quan tâm. Do bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay đều có thể bị đe dọa bởi việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nên việc tuân thủ nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế là điều hết sức cần thiết cho sự ổn định, phát triển trong hòa bình an ninh của thế giới ngày nay. Với vốn hiểu biết hạn chế của mình, em đã trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên, em mong được sự góp ý của thầy cô giáo.