Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án của Bộ luật Tố tụng hình sự xuất phát từ mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ và văn minh.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong Tố tụng hình sự là phương châm, định hướng thể hiện quan điểm của Nhà nước được Bộ luật TTHS ghi nhận điều chỉnh hoạt động tố tụng của Tòa án khi xét xử vụ án hình sự phải đảm bảo cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự thực hiện quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án nhằm xác định sự thật của vụ án và nâng cao tính dân chủ, công bằng trong tố tụng hình sự.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án của Bộ luật Tố tụng hình sự xuất phát từ mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ và văn minh; từ hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực. Đồng thời trong một vụ án hình sự có một số người tham gia tố tụng có lợi ích liên quan đến vụ án, nghĩa vụ của họ có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó có phán quyết của Tòa án vì vậy pháp luật quy định cho họ những quyền và nghĩa vụ để họ bảo vệ lợi ích của mình.
Quyền bình đẳng trước tòa án được quy định tại điều 19 – Bộ luật TTHS 2003 như sau: “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa án. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”.
* Chủ thể có quyền bình đẳng trước Tòa án.
Chủ thể có quyền bình đẳng trước Tòa án là: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự.
* Nội dung của quyền bình đẳng trước Tòa án.
Bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ: Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 37 BLTTHS thì Kiểm sát viên có quyền đưa ra chứng cứ. Điểm d Khoản 1 Điều 50, điểm a khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 2 Điều 52, điểm b khoản 2 Điều 53, điểm a khoản 1 Điều 54, điểm đ khoản 1 Điều 58, điểm a khoản 3 Điều 59 thì người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu được hiểu là những chủ thể trên có quyền và có thể đưa ra yêu cầu của mình về những vấn đề mà pháp luật quy định cho họ có quyền yêu cầu.
Bình đẳng trong việc tranh luận được hiểu là Kiểm sát viên và các chủ thể tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định có quyền phát biểu ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, về áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình hay đưa ra quan điểm của mình về cách giải quyết vụ án và phản bác ý kiến của người khác.
* Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.
Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật TTHS ”…Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án”. Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án là các thành viên của Hội đồng xét xử được Chánh án giao giải quyết vụ án hình sự bằng quy định phân công Thẩm phán thụ lí vụ án hình sự và quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án
– Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự
– Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế bằng tòa án
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại