Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trở thành một công cụ để hoạt động xét xử của Tòa án được hiệu quả hơn, nghiêm minh và đúng pháp luật, đồng thời thực hiện mục tiêu chiến lược.
Tại văn kiện “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị có xác định mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trở thành một công cụ để hoạt động xét xử của Tòa án được hiệu quả hơn, nghiêm minh và đúng pháp luật, đồng thời thực hiện mục tiêu chiến lược: Cải cách bộ máy tư pháp trong sạch, vững mạnh. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án được ghi nhận trong Bộ luật TTHS có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thứ nhất, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án giúp góp phần bảo đảm những quyền và lợi ích tối thiểu của con người tại tòa. Bản chất của hoạt động xét xử trong TTHS là hoạt động của Tòa án nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tội phạm, Tòa án nhân danh Nhà nước, thực hiện quyền lực Nhà nước đối với cá nhân phạm tội. Vì vậy mà đôi khi, những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa được đảm bảo tại Tòa. Hiện nay, pháp luật quốc tế rất coi trọng về quyền con người, những chuẩn mực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong TTHS được áp dụng trên toàn thế giới, không kể hệ thống chính trị, trình độ kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, nguyên tắc này được ghi nhận trong Bộ luật TTHS, được Nhà nước ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Mặt khác, mô hình tranh tụng ở Việt Nam là mô hình tố tụng xét hỏi kết hợp một vài yếu tố tranh tụng. Tòa án không giữ vai trò thụ động, mà phải có trách nhiệm xét hỏi, thẩm vấn để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, đồng thời để các bên tham gia vào quá trình xét xử bình đẳng trong việc lập luận, bào chữa, đưa ra tài liệu, đồ vật,… góp phần giúp cho Tòa án đưa ra bản án đúng pháp luật.
Thứ hai: Khi nguyên tắc được thực hiện đã đảm bảo dân chủ, công bằng trong tố tụng hình sự. Ngoài ra đảm bảo được lòng tin của nhân dân vào tính khách quan của các phán quyết của Tòa án, từ đó củng cố lòng tin vào pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật. Và việc xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật góp phần bảo đảm giữ gìn trật tự xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: việc ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án trong TTHS có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng luật TTHS. Không chỉ riêng nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án mà tất cả các nguyên tắc cơ bản trong TTHS đều là cơ sở cho tất cả các quy định khác trong Bộ luật TTHS. Bằng chứng là khi nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án được sửa đổi bổ sung năm 2003 thì một loạt các nguyên tắc khác cũng được bổ sung (nhiệm vụ,
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án
– Nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự
– Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Xem thêm: Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
Xem thêm: Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật đất đai