Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến, phát sinh từ một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tranh chấp đất đai gây nên những hậu quả mang tính hệ luỵ cho xã hội đòi hỏi cần được giải quyết để tạo đà phát triển cho nền kinh tế của đất nước.
Mục lục bài viết
1. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai xảy ra là hậu quả của những nguyên nhân nhất định. Nó là biểu hiện cụ thể của những mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau. Trong những năm qua, tranh chấp đất đai xảy ra ở hầu hết các địa phương, mỗi loại tranh chấp có đặc điểm, bản chất khác nhau. Tuy nhiên, phân tích, đánh giá tranh chấp đất đai xảy ra có thể thấy nó phát sinh chủ yếu từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:
Một là, do quan hệ đất đai ở nước ta có nhiều xáo trộn qua các thời kỳ. Sự thay đổi chế độ sở hữu đất đai đa hình thức sở hữu (theo
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai qua các thời kỳ lịch sử do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau ban hành nên khó tránh khỏi sự không thống nhất, thiếu đồng bộ về nội dung một số quy định. Điều này làm cho các quan hệ đất đai qua các thời kỳ phức tạp, khi phát sinh tranh chấp thì lúng túng trong việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết.
Hai là, trong nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng có giá trị. Trước đây, khi nền kinh tế được quản lý theo cơ chế tập trung, kế hoạch hóa, đất đai không được thừa nhận có giá. Nó chỉ được coi như một thứ “phúc lợi xã hội” và Nhà nước thay mặt xã hội giao đất cho các nhu cầu sử dụng khác nhau; mọi hành vi mua bán, chuyển nhượng đất đai, phát canh thu tô đều bị Nhà nước nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để giải phóng mọi năng lực sản xuất của người lao động, Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài (gọi chung là người sử dụng đất). Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất trong thời hạn giao đất, cho thuê đất. Đất đai từ chỗ không có giá được Nhà nước xác định khung giá đất và được đem thế chấp hoặc góp vốn trong sản xuất – kinh doanh … Người sử dụng đất ngày càng nhận thức được giá trị của đất đai. Điều này vô hình chung làm nảy sinh tranh chấp đất đai.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, tranh chấp đất đai xảy ra do một số nguyên nhân chủ quan; cụ thể:
Một là, việc buông lỏng sự thống nhất quản lý đất đai của Nhà nước. Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa, Nhà nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành, nhiều cơ quan dẫn đến việc quản lý đất đai thiếu chặt chẽ và còn nhiều sơ hở. Có thời kỳ, mỗi loại đất được giao cho một ngành để quản lý; ví dụ: ngành nông nghiệp quản lý đất nông nghiệp; ngành xây dựng quản lý đất xây dựng; ngành giao thông vận tải quản lý đất giao thông; ngành lâm nghiệp quản lý đất lâm nghiệp v.v… Điều này dẫn đến việc tranh chấp giữa đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng; có loại đất do nhiều cơ quan quản lý (ví dụ đất đô thị), nhưng cũng có loại đất không có cơ quan nào quản lý (đất mặt nước biển, vùng lãnh hải, vùng thềm lục địa).
Hai là, chính sách, pháp
Ba là, một số địa phương được thực hiện xong nội dung xác định địa giới hành chính không thực hiện kịp thời hoặc không rõ ràng, cụ thể làm cho tình trạng tranh chấp đất đai trở nên phức tạp hơn.
Bốn là, trong quản lý đất đai còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế về mặt chủ quan như cán bộ thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền dẫn đến tham nhũng, tiêu về đất đai. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai có trường hợp chưa đúng pháp luật mà chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của người có thẩm quyền hoặc hữu khuynh mất cảnh giác để kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục quần chúng nhân dân gây mất ổn định chính trị – xã hội.
Năm là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đạt hiệu quả thấp. Mặt khác, một bộ phận quần chúng nhân dân ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật hoặc vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất … làm phát sinh tranh chấp đất đai.
Sáu là, chính sách đất đai và các chính sách có liên quan chưa đồng bộ, có mặt còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn; ví dụ: chính sách giao đất nông nghiệp theo nhân khẩu, theo hộ gia đình vô hình chung làm gia tăng dân số hoặc nạn tảo hôn để chia tách, lập gia đình mới. Mặt khác, hồ sơ địa chính, sổ địa chính, bản đồ địa chính còn thiếu, không đầy đủ hoặc không cập nhật thường xuyên những biến động đất đai; số liệu đo vẽ đất đai không chính xác với diện tích đất thực tế v.v… Vì vậy, khi tranh chấp đất đai xảy ra thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc đẩy các cơ quan nhà nước vào thế lúng túng, bị động v.v…
2. Hậu quả của tranh chấp đất đai:
Thứ nhất, về mặt kinh tế.
Khi các tranh chấp xảy ra, trước hết nó làm ngưng trệ hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ do các bên đương sự lao vào cuộc chiến khiếu kiện, tranh chấp. Họ phải bỏ thời gian, công sức, chất xám, tiền của trong việc theo đuổi vụ việc tranh chấp. Điều này dẫn đến sự tiêu hao về sức khỏe, tinh thần, tâm lý, của cải… của các bên. Tiếp đó, tranh chấp đất đai cũng gây tốn kém về thời gian, công sức và nguồn lực cho Nhà nước, cho xã hội. Bởi lẽ, các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước phải bỏ thời gian, công sức, chất xám vào việc nghiên cứu vụ việc tranh chấp, giải quyết tranh chấp đất đai. Xét về giá trị kinh tế, cho dù bên nào giành phần thẳng trong vụ việc tranh chấp đất đai thì các bên đương sự, Nhà nước và xã hội đều phải tiêu tốn một nguồn lực vật chất không nhỏ cho quá trình hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn về đất đai.
Thứ hai, về mặt chính trị.
Với một nước có khoảng 56 triệu người sống ở khu vực nông thôn và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới như Việt Nam, đất đai là vấn đề thu hút sự quan tâm của mọi người trong xã hội, của Đảng và Nhà nước và là vấn đề nhạy cảm có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội. Đất đai là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng của Nhà nước ta trong suốt quá trình cách mạng. Khi tranh chấp đất đai xảy ra tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị; bởi lẽ, các bất đồng, mâu thuẫn về đất đai nếu không được giải quyết kịp thời dễ phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Đây là cơ hội để các phần tử chống đối xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kích động, chia rẽ Su đoàn kết trong nội bộ nhân dân với âm mưu lật độ chế độ dân chủ nhân dân. Các vụ việc tranh chấp đất ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); vụ việc ở Văn Giang (tỉnh Hưng Yên); vụ việc bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2002 v.v… là những minh chứng điển hình cho hậu quả chính trị do tranh chấp đất đai gây ra.
Thứ ba, về mặt xã hội.
Tranh chấp đất đai là những xung đột phá vỡ kết cấu bền vững của các mối quan hệ xã hội. Do mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi hoặc quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đất đai mà không tự giải quyết được khiến các bên đương sự phải khởi kiện nhau ra tòa gây ra rạn nứt trong mối quan hệ tình cảm, “đào hố sâu ngăn cách” giữa các thành viên trong gia đình bao gồm cha – mẹ, vợ – chồng, anh – em; người thân, họ hàng, làng xóm, cộng đồng dân cư. Xung đột xã hội xuất hiện và nếu không được giải quyết triệt để, kịp thời sẽ gây khủng hoảng xã hội… Lợi ích kinh tế có thể làm lu mờ, băng hoại các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong nhiều trường hợp tranh chấp đất đai, nếu các bên đương sự không kiềm chế và có cách ứng xử nhân văn, văn minh, phù hợp có thể dẫn đến việc phạm pháp hình sự và kéo theo hàng loạt các hệ lụy xã hội khác không mong muốn.
Như vậy, khi đánh giá tác động của tranh chấp đất đai đối với các mặt của đời sống kinh tế – xã hội, chúng ta càng thấy được các hệ lụy của tranh chấp đất đai cũng như tính cấp bách trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này nhằm ổn định xã hội, tạo đà phát triển cho nền kinh tế của đất nước.