Một số vấn đề về tài chính của cơ sở giáo dục đại học? Cơ sở giáo dục đại học và nguồn tài chính tên tiếng Anh là gì? Nguồn tài chính và quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học?
Hiện nay, khi nền kinh tế dần trở nên ổn định hơn trước thì việc các quốc gia đầu tư phát triển giáo dục là điều tất nhiên và rất cần thiết. Việt Nam, hiện nay cũng đang rất chú trọng đến việc đầu tư vào giáo dục để nhằm năng cao trình độ và đào tạo ra được nhiều nhân tài. Việc đầu tư vào giáo dục sẽ giúp chất lượng giáo dục của đất nước sẽ được nâng lên. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến tài chính trong giáo dục và việc quản lý tài chính trong giáo dục cũng được biết đến là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến. vậy nguồn tài chính và quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học thưc tiền hiện nay như thế nào? Pháp
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Giáo dục đại học;
– Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mục lục bài viết
1. Một số vấn đề về tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Trên thưc tế hiện nay nguồn tài chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam còn hạn hẹp, chưa được đa dạng hóa. Các cơ sở giáo dục đại học chưa chủ động về nguồn thu, chủ yếu dựa vào nguồn Ngân Sách Nhà nước và thu từ học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập và đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập nguồn thu từ học phí là chủ yếu; nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
Trên cơ sở quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì cơ chế tài chính cho giáo dục đại học (gồm chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học; phương pháp phân bổ ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học. Bên cạnh đó dựa trên khả năng của ngân sách Nhà nước và các yếu tố đầu vào khác như: quy mô, số lượng sinh viên; số lượng nhân viên; lịch sử phân bổ ngân sách Nhà nước các năm trước… chưa gắn với tiêu chí chất lượng và kết quả đầu ra hoặc các chính sách về đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Việc phân bổ ngân sách Nhà nước có sự chưa thống nhất về tiêu chí phân bổ, chưa thực sự công bằng trong việc thụ hưởng ngân sách Nhà nước thông qua cơ quan chủ quản khác nhau như: các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh cho các GDĐH công lập.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, rõ ràng về sử dụng ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản của các cơ sở giáo dục đại học như:
Phương án tài chính chưa thực sự phù hợp của một số cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập. nó được thể hiện khi một số cơ sở giáo dục đại học tập trung nhiều vào mục tiêu tăng thu nhập cho người lao động trong một giao đoạn nhất định mà chưa thực sự đầu tư cho tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học tập việc nãy đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tài chính trong giao dục đại học và cũng gây ra thâm hụt ngân sách nhà nước đối với những phướng án chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập.
2. Cơ sở giáo dục đại học và nguồn tài chính tên tiếng Anh là gì?
Cơ sở giáo dục đại học có tên tiếng Anh là: “Higher education institution”.
Nguồn tài chính có tên trong tiếng Anh là: “Financial sources”.
3. Nguồn tài chính và quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học:
Trên cơ sở quy định tại Điều 64 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học chủ yếu từ các khoản thu trong cơ sở giáo dục đại học được xem là nguồn tài chính. Ngoài ra thì cơ sở giáo dục đại học còn có nguồn tài chính từ các nguồn tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; ngân sách nhà nước cấp.
Bên cạnh đó, việc quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học cũng được quy định tại Điều 66 Luật giáo dục đại học này thì những cơ sở giáo dục đại học sẽ thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan theo như quy định tại Khoản 1 Điều này.
Đồng thời theo như quy định tại các Khoản 2, Khoản3, Khoản4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều này về vấn đề quản lý tài chính của cơ sở giáo dục nhưu sau:
“2. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên, hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định việc sử dụng nguồn tài chính như sau:
– Quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
– Quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học.
3. Cơ sở giáo dục đại học được Nhà nước giao nhiệm vụ gắn với nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính công, tài sản công.
4. Phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học tư thục phải dành ít nhất là 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, toàn bộ phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi tích lũy hàng năm là tài sản chung hợp nhất không phân chia của cộng đồng nhà trường để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
5. Hằng năm, cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện kiểm toán và công khai tài chính, việc sử dụng các nguồn tài chính phải theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết mức độ tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học công lập không thuộc trường hợp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên; cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học; quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đại học; việc rút vốn và chuyển nhượng vốn đầu tư vào cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự ổn định và phát triển cơ sở giáo dục đại học.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học”.
Như vậy, có thể thấy rằng, đối với một cơ sở giáo dục đại học công lập khi được thành lập và trong quá trình hoạt động của mĩnh sẽ phải tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường xuyên. Những cơ quan là hội đồng trường, hội đồng đại học của cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Khoản 2 Điều này thì sẽ được đưa ra các quyết định việc sử dụng nguồn tài chính đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đối với nguồn thu được thực hiện thu ngoài ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra đối với những nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học, hay cả những nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn cũng được quy định là do hội đồng trường, hội đồng đại học của cơ sở giáo dục đại học quyết đinh sử dụng nguồn tài chính này như thế nào.
Quy định về quản lý tài sản công sẽ được pháp luật quy định và áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học được Nhà nước giao nhiệm vụ gắn với nguồn ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục đại học sẽ dựa trên quy định tại Khoản 3 Điều này để thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất những vẫn đảm bảo được chất lượng của viêc chi thu tài chính cơ sử giáo dục đại học, đặc biệt là phải tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra.
Tuy được trao quyền quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học những cơ sở này vẫn cần phải thực hiện việc kiểm toán và công khai tài chính để tránh tình trạng tài chính cơ sở giáo dục đại học bị thất thoát. Không những thế mà việc sử dụng nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học cũng phải theo quy định của pháp luật.