Trong bối cảnh phát triển của kinh tế, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi sự hợp tác trong điều kiện hội nhập cả về kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phổ biến. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế hết sức quan trọng. Vậy nguồn của tư pháp quốc tế là gì? Nguồn cơ bản của tư pháp quốc tế?
Mục lục bài viết
1. Nguồn của tư pháp quốc tế là gì?
Trong hệ thống pháp luật quốc gia, tư pháp quốc tế là ngành luật đặc thù, chứa đựng những nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đây là các quan hệ phát sinh chủ yếu giữa công dân, pháp nhân của các nước khác nhau, quốc gia là chủ thể đặc biệt. Nguồn của tư pháp quốc tế có thể được hiểu ở hai khía cạnh sau đây:
Nguồn của tư pháp quốc tế chính là tổng thể các căn cứ dưới hình thức là cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý mà thông qua đó cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh. (Theo nghĩa rộng)
Nguồn của tư pháp quốc tế là những hình thức chứa đựng các quy phạm, nguyên tắc để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. (Theo nghĩa hẹp)
Nguồn của tư pháp quốc tế có những đặc điểm đặc thù, bởi lẽ vừa chứa đựng các yếu tố nước ngoài, vừa có yếu tố pháp luật trong nước.
2. Các nguồn của tư pháp quốc tế:
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là quan hệ có tính chất đặc thù, do đó nguồn của tư pháp quốc tế cũng đặc thù và đa dạng hơn các ngành luật khác. Cụ thể bao gồm các nguồn sau:
Thứ nhất, về nguồn điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế khi các Điều ước quốc tế đó chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Điều ước quốc tế là một trong những nguồn luật quan trọng của tư pháp quốc tế, đây là hệ thống những quy phạm pháp luật được xác lập bởi hai hoặc nhiều chủ thể của tư pháp quốc tế thỏa thuận và ký kết nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ giữa các bên trong quan hệ quốc tế.
Điều ước quốc tế mang ý nghĩa vô cùng thiết thực, được ký kết điều chỉnh ở nhiều lĩnh vực quan trọng như thương mại, hàng hải quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, dân sự và gia đình, …
Đối với Việt Nam, trải qua thời gian Việt Nam cũng đã ký kết rất nhiều các điều ước quốc tế song phương, đa phương với các quốc gia trên nhiều lĩnh vực như: Công ước Pari năm 1983 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1981), năm 1995 gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại, …Bên cạnh đó, Việt Nam và các nước cũng đã ký kết với nhau về các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp, cụ thể như với Nga vào năm 1998; Cộng hòa Séc và Slovakia năm 1982, Cu ba năm 1984; Hungari năm 1985, …
Thứ hai, về nguồn pháp luật trong nước
Do điều kiện đặc thù riêng của mỗi quốc gia cả về kinh tế, xã hội và chính trị,…Đồng thời cùng với tính chất đặc thù của tư pháp quốc tế là điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đây là các mối quan hệ có tính chất đa dạng và phức tạp. Do vậy, để đảm bảo toàn diện việc điều chỉnh của tư pháp quốc tế, mỗi quốc gia đều tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình những quy phạm để điều chỉnh các vấn đề này.
Việc áp dụng pháp luật quốc gia trong giải quyết xung đột liên quan đến tư pháp quốc tế được thực hiện khi các bên có thỏa thuận hoặc cơ quan tài pháp lựa chọn áp dụng. Cần lưu ý, luật được lựa chọn không được trái với trật tự công cộng của nước có
Thứ ba, nguồn tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế được hiểu là thói quen trong thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, cụ thể, được áp dụng liên tục, phổ biến được các chủ thể trong thương mại quốc tế công nhận
Thứ tư, nguồn án lệ
Án lệ là các bản án hoặc quyết định của Tòa án được sử dụng để giải quyết đối với những quan hệ tương ứng ở tương lai.
3. Trình tự áp dụng các loại nguồn của Tư pháp quốc tế:
Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015, trình tự áp dụng đối với nguồn của Tư pháp quốc tế được thực hiện như sau:
– Thứ nhất, đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định pháp luật của Việt Nam.
– Thứ hai, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam có quy định về việc các bên tham gia quan hệ có quyền được lựa chọn luật áp dụng thì pháp luật áp dụng trong quan hệ đó sẽ theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên.
– Thứ ba, trong trường hợp điều ước quốc tế hay pháp luật Việt Nam không quy định và các bên cũng không có lựa chọn thì việc áp dụng pháp luật đối với tư pháp quốc tế được xác định dựa trên cơ sở pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
4. Tập quán quốc tế được áp dụng trong tư pháp quốc tế trong những trường hợp nào?
1. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tập quán quốc tế được áp dụng trong tư pháp quốc tế trong những trường hợp nào?
2. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài giữa hai chủ thể mà việc áp dụng pháp luật không có điều ước quốc tế để áp dụng và giữa các bên cũng không có lựa chọn thì quy định của pháp luật Việt Nam về luật áp dụng được xác định như thế nào?
Luật sư tư vấn
Thứ nhất, về việc áp dụng tập quán quốc tế trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tại Điều 666 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc áp dụng tập quán quốc tế như sau:
“Điều 666. Áp dụng tập quán quốc tế
Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”.
Đối chiếu với quy định tại Khoản 2 Điều 664
“Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
…………….
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên”.
Như vậy, việc áp dụng tập quán quốc tế trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được thực hiện theo lựa chọn của các bên trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật của Việt Nam quy định các bên có quyền lựa chọn.
Nếu trong trường hợp tập quán quốc tế được áp dụng có hậu quả trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.
Thứ hai, về việc áp dụng pháp luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015, trình tự áp dụng pháp luật trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam được thực hiện như sau:
“Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”.
Theo quy định này có thể thấy, khi phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài giữa các chủ thể, nếu quan hệ đó có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam có quy định thì sẽ áp dụng theo những quy định này.
Đối với những trường hợp mà Điều ước quốc tế hoặc quy định của pháp luật Việt Nam có quy định về việc các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng thì sẽ áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên.
Bên cạnh đó, với những trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Hoặc Điều ước quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định về việc lựa chọn pháp luật áp dụng mà các bên không thực hiện được như bạn đã đề cập thì pháp luật áp dụng sẽ được xác định là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.