Các quy định về đóng BHXH là gì? Các quy định về đóng bảo hiểm xã hội tiếng anh là gì? Quy định về đóng bảo hiểm xã hội? Người trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Con người muốn tồn tại và phát triển cần có hoạt động lao động do đó xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. Bảo hiểm xã hội như một sự bảo đảm, hỗ trợ cho người lao động lúc ốm đau, tai nạn, thai sản hoặc về hưu… Việc đóng bảo hiểm xã hội là căn cứ để người lao động được hưởng lương hưu. Nhờ số tiền này, người lao động sẽ có một khoản thu nhập ổn định để lo cho cuộc sống khi về già. Vậy người trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Mục lục bài viết
1. Các quy định về đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Theo khoản 1 điều 3
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội được nhà nước bảo hộ theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn về đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình. Bảo hiểm xã hội góp phần bảo vệ an toàn xã hội và là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội của nước nhà.
Các quy định về đóng bảo hiểm xã hội và những quy phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành và thông qua trong các văn bản pháp luật về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội.
2. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội được ví như “giá đỡ an toàn” cho người lao động khi gặp các rủi ro trong cuộc sống dẫn đến mất hoặc giảm sút thu nhập. Chính vì vậy, pháp luật lao động quy định khi phát sinh quan hệ lao động thì người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
2.1. Việc đóng bảo hiểm xã hội có bắt buộc không?
Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có: Người làm việc theo
– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy, có thể thấy những ai thuộc trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động hoặc thuộc các trường hợp được quy định nêu trên thì bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Nếu không đóng bảo hiểm xã hội hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trốn đóng bảo hiểm là trái với quy định của pháp luật; hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.
2.2. Mức đóng bảo hiểm xã hội
Theo Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động như sau:
Đối với người lao động Việt Nam: Người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Đối với người lao động nước ngoài: Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, tổng số tiền mỗi người lao động phải đóng khi tham gia BHXH và BHYT bắt buộc là 10,5%. Trách nhiệm của đơn vị là 21,5% và không phát sinh thêm bất cứ một khoản chi phí nào. Kinh phí công đoàn 2%: do doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1% đoàn phí công đoàn. Đối với người lao động nước ngoài thì chưa có quy định pháp luật về mức đóng bảo hiểm xã hội, còn người sử dụng lao động nước ngoài tổng số tiền phải đóng khi tham gia BHXH và BHYT bắt buộc là 6,5%.
2.3. Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 6; Khoản 1, Điều 15 và Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đồng thời là mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động.
Mức tiền đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN hàng tháng của người lao động được xác định bằng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc nhân với tỷ lệ % đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN.
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động, gồm:
Tiền lương;
Phụ cấp chức vụ, chức danh;
Phụ cấp trách nhiệm;
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Phụ cấp thâm niên;
Phụ cấp khu vực;
Phụ cấp lưu động;
Phụ cấp thu hút;
Các phụ cấp có tính chất tương tự;
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ căn cứ vào tiền lương, các khoản phụ cấp đã được thỏa thuận theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phải không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; nếu mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng (theo tiết 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
3. Người trên 60 tuổi có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu thì hiện nay, lao động nữ trên 60 tuổi được xác định là lao động cao tuổi, trong khi đó, lao động nam từ đủ 60 tuổi 03 tháng mới được coi là lao động cao tuổi. Theo đó, lao động nam phải từ đủ 60 tuổi 03 tháng mới đủ tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, sử dụng lao động nam chưa đủ tuổi nghỉ hưu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014).
Nếu người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu mà vẫn tiếp tục làm việc thì tùy trường hợp có thể được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
1. Đối với người lao động đang hưởng lương hưu
Người lao động đáp ứng đồng thời về độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài chế độ hưu trí, người lao động còn được được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo pháp luật và hợp đồng lao động.
Đồng thời, khoản 9 Điều 123 Luật BHXH năm 2014 cũng nêu rõ: “Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.”
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, khi sử người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, doanh nghiệp sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Đối với người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời Luật này cũng giới hạn người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, người lao động quá tuổi lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng vẫn được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.