Tố cáo là một quyền của công dân được nhà nước và pháp luật ghi nhận thông qua các quy định của pháp luât. Những để thực hiện đúng quyền của mình như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về người tố cáo là gì?
Mục lục bài viết
1. Người tố cáo là gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2
Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.
Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
– Người tố cáo có các quyền sau đây:
+ Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
+ Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
+ Được
+ Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
+ Rút tố cáo;
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
+ Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
+ Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
+ Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
+ Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Trên thực tế ta thấy với các chủ thể thực hiện việc tố cáo nhưng chủ là rất phong phú cụ thể chủ thể có thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Theo đó nên vấn đề để có thể xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân cụ thể nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Để thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân cụ thể đối với các nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn. Nên quy định công dân có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta – cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Như vậy nên nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo từ đó nên Luật tố cáo 2018 đã đưa ra quy định chỉ công dân có quyền tố cáo.
Theo điểm a Khoản 2 Điều 9, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo quy định thì ” người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình, trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản”.
Theo đó ta thấy đưa ra quy định với mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo của mình và sử dụng đúng cách quyền này. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật tố cáo cũng đã quy định cụ thể trong trường hợp nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải tiến hành việc kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết dịnh việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Cho thấy rằng từ quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9 Luật tố cáo, hình thức tố cáo tại Điều 19 Luật tố cáo, tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo tại Điều 20 Luật tố cáo thì chỉ những tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo mới được cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Người tố cáo tiếng Anh là gì?
Người tố cáo tiếng Anh là ” Accuser”.
3. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo Luật tố cáo 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Như vậy căn cư theo quy định như trên ta thấy pháp luật quy định rất cụ thể đối với người tố cáo về quyền và nghĩa vụ phải họ phải thực hiện, Bên cạnh đó vấn đề thực tiễn công tác giải quyết tố cáo trong thời gian từ khi luật Tố cáo 2018 ra đời đến nay cho thấy vẫn còn hiện tượng tố cáo khi chưa rõ hành vi vi phạm, chỉ nghe thông tin có vi phạm bằng cảm nhận chủ quan hoặc tố cáo khi không rõ quy định của pháp luật; tố cáo khi không đạt được mục đích khác như khiếu nại, tố cáo khi kiến nghị, phản ánh hoặc chính việc tố cáo đã giải quyết không đạt mục đích và chuyển sang tố cáo và nhưng không có tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm; do vậy gây mất thời gian, công sức và lãng phí tiền của nhà nước khi giải quyết tố cáo.
Tuy phá luật quy định quyền tố cáo của người tố cáo như vậy tuy nhiên chúng ta để hạn chế hành vi tố cáo sai sự thật trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn biện pháp: Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Luật khiếu nại, Luật tố cáo đến cá nhân, tổ chức và toàn thể nhân dân, đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm và quy định xử lý các hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật. Khẩn trương ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tố cáo sai sự thật và triển khai thực hiện nghiêm túc. Khi thụ lý đơn thư tố cáo cần phải phân loại cụ thể nội dung nào đúng sự thật thì phải nghiêm túc giải quyết một cách kịp thời.
Đối với trường hợp cố ý tố cáo sai sự thật có dấu hiệu tội phạm thì đề nghị chuyển cơ quan chức năng để điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với công chức, viên chức có hành vi tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý về tổ chức cán bộ theo phân cấp tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 48 Luật Tố cáo. Đối với công dân có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các địa phương thuộc quyền quản lý tổ kiểm điểm trước nhân dân nơi cư trú để chấn chỉnh, răn đe. Có như vậy, sẽ hạn chế được các đơn thư khiếu nại, tố cáo sai sự thật, cũng như tình trạng các đơn thư kéo dài, vượt cấp, phức tạp như thực tiễn thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo thời gian qua.
Ngoài ra đối với các nghĩa vụ đã nêu như trên thì người tố cáo cũng cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và lưu ý nếu cung cấp thông tin sai sự thật người tố cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra