Phiên tòa tái thẩm hình sự là gì? Người tham gia chuẩn bị và thủ tục phiên tòa tái thẩm hình sự?
Phiên tòaTái thẩm là thủ tục tố tụng hình sự Mà trong đó toà án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định của tồa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. Vậy để hiểu thêm về phiên tòa tái thẩm hình sự và Người tham gia, chuẩn bị và thủ tục phiên tòa tái thẩm hình sự. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý:
1. Phiên tòa tái thẩm hình sự là gì?
1.1. Tái thẩm là gì?
Tái thẩm là thủ tục tố tụng hình sự Mà trong đó toà án có thẩm quyền xét lại những bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
1.2. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (theo điều Điều 397 Bộ Luật Tố Tụng hình sự về tính chất của tái thẩm)
1.3. Quy định chung về xét xử tái thẩm vụ án hình sự
Đối với xét xử tái thẩm thì Những tình tiết mới là điều kiện để xét xử tái thẩm:
– Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điều quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
– Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
– Những Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. Thẩm quyền xét xử tái thẩm: Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; các toà chuyên trách toà hình sự, toà dân sự và toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Uỷ ban thẩm phán Toà án nhàn dàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự trung ương, Toà án quân sự cấp quân khu tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp dưới bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật. Các Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra Quyết định.
2. Người tham gia, chuẩn bị và thủ tục phiên tòa tái thẩm hình sự
2.1. Người tham gia phiên tòa tái thẩm hình sự
Căn cứ tại Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm Bộ Luật Tố tụng hình sự thì những người tham gia phiên tòa tái thẩm hình sự quy định như sau:
– Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
– Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
3.2. Chuẩn bị phiên tòa tái thẩm hình sự
Tại Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định về chuẩn bị phiên tòa tái thẩm như sau:
– Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
– Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
Như vậy, Việc chuẩn bị phiên tòa tái thẩm là việc làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị do Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm và thời gian chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm làm Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm
3.3. Thủ tục phiên tòa tái thẩm hình sự
Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Căn cứ vào Bộ Luật Tố Tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục tái thẩm như sau:
– Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:
– Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
+ Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
+ Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
+ Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
+ Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Về
– Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
– Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.
– Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
– Về Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm tại điều 400 BLTTHS quy định :
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán
– Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
– Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:
+ Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
+ Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
+ Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm được quy định trong bộ luật tố tụng hinh sự như sau:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.
Như vậy thủ tục tái thẩm theo Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm, Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện, Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm. Khi tiến hành cá thủ tục tái thẩm cần chú ý về các thủ tục đã phân tích như trên và các quy định khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Người tham gia, chuẩn bị và thủ tục phiên tòa tái thẩm hình sự, và các thông tin pháp lý khác liên quan về phiên tòa tái thẩm hình sự dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.