Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm? Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm? Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm hình sự?
Về nguyên tắc, bản án, quyết định cảu Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được bảo đảm tính ổn định và được đưa ra thi hành. Tuy nhiên, nếu bản án, quyết định lại có sự vi phạm nghiêm trọng tố tụng thì cần có cơ chế để khắc phục hậu quả đó. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các thủ tục đặc biệt, trong đó có giám đốc thẩm. Trên cơ sở nắm bắt được cơ bản kiến thức về giám đốc thẩm và sự khác nhau giữa phiên tòa giám đốc thẩm với các phiên tòa sơ thẩm, phục thẩm, trong bài viết dưới đây, tác giả sẽ cũng cấp các vấn đề pháp lý về phiên tòa giám đốc thẩm một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm?
Khoản 1,Điều 383
Khoản 2, Điều 383 nêu rõ: “Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.” Có thể thấy rằng, Sự có mặt của người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm không phải là bắt buộc mà họ chỉ được triệu tập khi thấy cần thiết. Trên cơ sở quy định chung này đã phát sinh một số vấn đề cần
phải trao đổi:
Một là, tòa án chỉ triệu tập người bị kết án, người bào chữa…”khi xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” , việc có triệu tập hay không trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào tòa án, mặc dù “thực tiễn xét xử, rất ít trường hợp hội đồng giám đốc thẩm triệu tập những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm”. Vì vậy, để tạo điều kiện cho người bị kết án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo sự công khai trong quá trình tố tụng nên có hướng dẫn trường hợp nào là cần thiết mà tòa án phải triệu tập.
Hai là, trong trường hợp cần triệu tập những người tham gia tố tụng đến phiên toà giám đốc thì chủ thể nào có quyền quyết định. Để tạo tính thống nhất trong quy định của pháp luật cũng như quá trình áp dụng nên quy định thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà phúc thẩm cũng như giám đốc thẩm.
Thực tế, nên quy định trong Bộ luật người bị kết án là một chủ thể tham gia tố tụng đồng thời quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ án. Bởi lẽ, các người bị kết án là chủ thể tham gia từ phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, là “nhân vật” trung tâm của mọi vấn đề cần giải quyết.
Ngoài người bị kết án có thể được triệu tập đến phiên toà, Điều 383 BLTTHS cũng có quy định về việc triệu tập người bào chữa. Người bào chữa trong trường hợp này có thể là người đã tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Người bào chữa cũng có thể là người được người bị kết án mời sau khi bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.(2) Khi được triệu tập đến phiên toà giám đốc thẩm người bào chữa có quyền trình bày ý kiến trước khi đại diện viện kiểm sát phát biểu.
2. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm?
Điều 384 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
“Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.”
Việc phải làm bản thuyết trình về vụ án lần đầu tiên được quy định trong
Trên cơ sở đó có điều kiện phân tích, đánh giá những thủ tục tố tụng đã áp dụng ở các giai đoạn trước đó có vi phạm không? Nếu vi phạm thì giải quyết như thế nào? Bản thuyết trình không những giúp cho các thành viên của hội đồng xem xét về thủ tục giải quyết vụ án có đúng đắn hay không mà qua đó sẽ xác định luôn những vấn đề thuộc về nội dung vụ án.
Khi giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, phải có sự tham gia của viện kiểm sát cùng cấp nhưng BLTTHS lại không có quy định về thời gian nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án của viện kiểm sát. Không phải trong mọi trường hợp kháng nghị giám đốc thẩm đều do viện kiểm sát thực hiện mà có thể do tòa án kháng nghị. Vì vậy, cần có quy định về thời gian nghiên cứu hồ sơ của viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm để viện kiểm sát tham gia vào quá trình giải quyết vụ án có hiệu quả. Nếu không gửi hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát thì ít nhất họ cũng phải được nhận bản thuyết trình về vụ án trước khi tham gia phiên tòa.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.
3. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm hình sự?
Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại điều 386
“1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.”
Như vậy, nếu tại phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, thủ tục bao gồm bốn bước được quy định chi tiết thì thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm lại quy định khác hẳn. Nếu phiên tòa sơ thẩm được bắt đầu bằng việc chủ tòa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử , phiên tòa phúc thẩm bắt đầu bằng việc chủ tòa phiên tòa nói lời khai mạc thì trong các quy định của BLTTHS không có quy định cụ thể về thủ tục bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm.
Nói tóm lại, các quy định về người tham gia, chuẩn bị và thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự kế thừa và phát triển so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, giải quyết được cơ bản những khó khăn, vướng mắc tồn tại trước đó. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ những hạn chế trong quy định hiện hành, vì vậy việc ban hành các văn bản hướng dẫn là điều hoàn toàn cần thiết.