Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm được gửi cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị, bên cạnh đó người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Vậy trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm thì phải làm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm là gì, để làm gì?
- 2 2. Mẫu 57-HS: Quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm:
- 3 3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm:
- 4 4. Quy định liên quan đến thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị ở giai đoạn giám đốc thẩm:
- 5 5. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
1. Quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm là gì, để làm gì?
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị ở giai đoạn giám đốc thẩm được quy định tại Điều 381
2. Mẫu 57-HS: Quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm:
Mẫu số 57-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN………………(1)
–––––––––
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––
Số:…./….. (2)/QĐ-CA
……., ngày….. tháng….. năm……
QUYẾT ĐỊNH
THAY ĐỔI (BỔ SUNG, RÚT) KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM
Đối với Bản án (Quyết định) số: (3)……………………..
của
CHÁNH ÁN (5)………………
Căn cứ vào Điều 381 (6) của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số:../…/KN-HS ngày…tháng…năm…của Chánh án Tòa án (7)………………….
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với:
– (8) ………………….;
– (9) …………………
NHẬN THẤY: (10)
……………….
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Thay đổi (bổ sung, rút) kháng nghị giám đốc thẩm số:../…/KN-HS ngày…tháng…năm….của Chánh án Tòa án (11)…………đối với (12)………………….
2. Đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm chấp nhận quyết định thay đổi (bổ sung, rút) kháng nghị giám đốc thẩm nêu trên.
Nơi nhận:
– VKS (13)……………………..;
– TA (14)………………………..;
– VKS (15)………………………;
– (16)…………………………….;
– (17)………………………………;
– (18)…………………………….;
– Lưu………………………
(19)……………….
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm:
(1) và (5) ghi tên Tòa án ra quyết định kháng nghị; nếu là
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: 01/2017/KN-HS).
(3) ghi bản án (quyết định) hình sự sơ thẩm (phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) số, ngày, tháng, năm (ví dụ: Bản án hình sự sơ thẩm số: 30/2017HS-ST ngày 30 tháng 6 năm 2017).
(4) ghi tên Tòa án đã xét xử đối với bản án (quyết định) bị thay đổi (bổ sung, rút) kháng nghị giám đốc thẩm.
(6) nếu thay đổi hoặc bổ sung kháng nghị thì căn cứ thêm Điều 379 về thời hạn kháng nghị.
(7) và (11) ghi tên Tòa án ra quyết định kháng nghị.
(8) ghi đầy đủ họ tên và lý lịch của người bị kết án bị kháng nghị (nếu người bị kết án là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên của cá nhân đó, nếu là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại đó và tên người đại diện theo pháp luật).
(9) ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của bị hại và các đương sự, người liên quan khác.
(10) tóm tắt Quyết định kháng nghị đã ban hành và lập luận, phân tích những căn cứ để ra Quyết định thay đổi (bổ sung, rút) kháng nghị.
(12) nếu người bị kết án là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó, nếu là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại đó và tên người đại diện theo pháp luật.
(13) đến (19) ghi giống mẫu Quyết định kháng nghị.
4. Quy định liên quan đến thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị ở giai đoạn giám đốc thẩm:
Theo quy định tại Điều 381
“1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quỵểt định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đổc thẩm.Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho những người quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này và Viện kiểm sát cùng cấp.”
Như vậy, có thể thấy vì kháng nghị được viện dẫn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định các quyết định của Tòa án sẽ được đưa ra trong phiên tòa giám đốc thẩm và tòa giám đốc thẩm chỉ được căn cứ vào kháng nghị để xét xử, do đó việc thay đổi, bổ sung, rút lại kháng nghị giám đốc thẩm là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng. Việc thay đổi, bổ sung, rút lại kháng nghị giám đốc thẩm nhằm bảo đảm cho quá trình tố tụng tiếp tục đi đúng hướng và xác lập chân lý khách quan về vụ án, từ đó bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện đúng đắn và có hiệu quả; đồng thời bảo đảm các quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng.
Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị giám đốc thẩm chỉ được đặt ra trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị giám đốc thẩm trước khi mở phiên tòa phải được thực hiện bằng quyết định và được gửi theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị giám đốc thẩm tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
5. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 371
– Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có thể do lỗi chủ quan hoặc khách quan. Trong trường hợp trong quá trình xác định sự thật của vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm thì theo quy định những kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án sẽ không “phù hợp với các tình tiết khách quan” của vụ án bởi vì các căn cứ để đi đến kết luận đã bị tác động bởi ý thức chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng. Việc Tòa án đưa ra kết luận trong bản án, quyết định mà không đủ chứng cứ hoặc Tòa án đưa ra kết luận trên cơ sở sử dụng những chứng cứ, tài liệu không bảo đảm tính hợp pháp hoặc trên cơ sở những chứng cứ không được thu thập theo trình tự, thủ tục được quy định trong luật Tố tụng hình sự thì mới là căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm.
– Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm được hiểu là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, còn căn cứ để kháng nghị tái thẩm liên quan đến việc xác định sự thật của vụ án. Đây chính là sự khác nhau cơ bản để phân biệt giữa thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Trước khi tuyên án bằng bản án thì Tòa án phải giải quyết được hai vấn đề chính: một là làm sáng tỏ những tình tiết của sự việc phạm tội trên dựa cơ sở xem xét tất cả các chứng cứ và tài liệu cần thiết cho việc chứng minh, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của các chứng cứ, tài liệu này và hai là thực hiện việc đối chiếu những tình tiết khách quan trong vụ án đã được làm sáng tỏ với các quy định của pháp luật để từ đó làm căn cứ đưa ra phán quyết về trách nhiệm của bị cáo. Pháp luật Tố tụng hình sự đảm bảo các chứng cứ và tài liệu được cơ quan có thẩm quyền thu thập để chứng minh tội phạm là khách quan, tin cậy. Nếu người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án thì theo quy định những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được không còn đảm bảo tính khách quan. Có thể hành vi vi phạm đó không làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án nhưng nếu người tiến hành tố tụng có vi phạm thì bản án, quyết định của Tòa án theo đó cũng không xác định được sự thật khách quan của vụ án.
– Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật là căn cứ bao gồm tất cả những sai lầm trong việc xác định đúng sự việc thực tế đã xảy ra; sai lầm trong việc ra văn bản áp dụng pháp luật; bao gồm sai lầm trong việc lựa chọn quy phạm pháp luật trong trường hợp cụ thể; sai lầm trong việc tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật cả về nội dung và hình thức của thủ tục tố tụng.