Tỷ lệ người mua bán môi giới mại dâm ngày càng cao trong xã hội hiện đại ngày nay. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu người nước ngoài có phải chịu những chế tài khi thực hiện hành vi mua dâm ở Việt Nam hay không? Người nước ngoài mua dâm ở Việt Nam liệu có bị trục xuất hay không?
Mục lục bài viết
1. Người nước ngoài mua dâm ở Việt Nam có bị trục xuất không?
Chính phủ đã có những quy định về xử phạt hành chính hành vi mua dâm như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
Như vậy, pháp luật Việt Nam không quy định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi mua dâm. Cho nên, khi người nước ngoài có hành vi mua dâm sẽ không bị trục xuất mà chỉ bị phạt tiền, cao nhất là 2.000.000 đồng đối với cá nhân và 5.000.000 đồng trong trường hợp 2 người trở lên cùng lúc.
Có thể nói rằng, đây chưa phải hình phạt nặng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm. Cần có chế tài xử phạt nặng hơn đối với khách nước ngoài mua bán dâm, cần phải làm cho những người nước ngoài này hiểu rằng, đất nước chúng ta không hoan nghênh và chào đón họ đến đây vì có những hành vi và mục đích không tốt đẹp. Ở Việt Nam, mại dâm không phải là một nghề được cho phép hoạt động kinh doanh như một số nước khác trên thế giới. Bởi đối với Việt Nam, đây là một hành vi không phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức lâu đời của dân tộc, làm xấu đi hình ảnh của đất nước con người Việt.
2. Bán dâm cho người nước ngoài bị phạt thế nào?
Pháp luật xử phạt hành chính hành vi bán dâm như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi theo quy định.
– Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp khắc phục hậu quả:
Pháp luật không có quy định về phân biệt bán dâm cho người nước ngoài và người Việt Nam. Cho nên, người có hành vi bán dâm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng hoặc từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu tang vật và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Có thể thấy rõ ràng, hành vi bán dâm là nghiêm trọng và có hình thức xủ phạt nặng hơn hành vi mua dâm. Người nước ngoài thực hiện hành vi bán dâm thậm chí có thể bị trục xuất.
3. Trường hợp người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam:
Chính phủ vừa đã ban hành quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất này là những cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Theo đó, người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất sẽ có các quyền sau:
– Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
– Được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền;
– Được thực hiện các chế độ quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh;
– Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, người bị trục xuất có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong
Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm: Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
4. Thủ tục đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như thế nào?
Quy định trình tự, thủ tục đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan phát hiện vi phạm xét thấy người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải gửi tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có) liên quan đến vụ vi phạm đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài đăng ký thường trú, tạm trú hoặc nơi xảy ra hành vi vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Đối với trường hợp vi phạm do cơ quan ở trung ương, đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phát hiện thì hồ sơ vi phạm được gửi đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh để lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Hồ sơ gồm có:
– Tóm tắt lý lịch và hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
–
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh về vi phạm hành chính;
– Tài liệu về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đã bị áp dụng (đối với trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm);
– Văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
– Việc lập hồ sơ áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính trong trường hợp là hình thức xử phạt bổ sung theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải tiến hành xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải
Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất này phải được thể hiện song ngữ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh; và phải được gửi cho người bị trục xuất và Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam trước khi thi hành theo quy định.
Bước 4:
Đối với trường hợp người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất cố tình không nhận quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định, gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi mua dâm