Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào? Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng.
Dịch covid thời gian vừa qua đã khiến cho nhiều công ty doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các hoạt động như đóng thuế vẫn diễn ra như thường. Vậy một câu hỏi đặt ra là, việc tạm dừng kinh doanh như vậy thì người nộp thuế sẽ thực hiện như nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được vấn đề này.
1.Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề:
Mục lục bài viết
1. Tạm dừng hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật là như thế nào?
Ta hiểu tạm dừng tức là một hoạt động nào đó đang được thực hiện đang được diễn ra thì bị ngưng lại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Vậy tạm dừng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực doanh nghiệp cũng tương tự như vậy. Việc kinh doanh của công ty doanh nghiệp buộc phải dừng lại vì một lý do nào đó trong một khoảng thời gian được xác định theo quy định pháp luật.
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, không phải cứ tạm dừng kinh doanh là doanh nghiệp hay công ty đó rơi vào tình trạng xấu. Việc tạm dừng kinh doanh có thể vì những lý do nhưng xây dựng và củng cố lại bộ máy hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Công ty doanh nghiệp thực hiện sửa chữa thay đổi kết cấu hạ tầng. Hoặc cũng có thể là tuy gặp khó khăn nhưng sau khi tạm dừng để cải thiện, xây dựng, lên kế hoạch nhằm cải thiện mô hình hoạt động công ty, giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất định sau đó lại tiếp tục đi và hoạt động kinh doanh như thông thường
2. Thời gian tối đa mà công ty, doanh nghiệp được phép tạm dừng hoạt động kinh doanh
Tại Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định rõ về thời gian được phép tạm dừng hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp
Điều 76. Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.
2. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Như vậy, ta có thể thấy không phải công ty doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian bao lâu cũng được, mà sẽ bị áp theo quy định của pháp luật về thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định tại Tại Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì ta có thể thấy việc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh tối đa là không được quá 01 năm. Các thủ tục phải thực hiện với cơ quan nhà nước trong quá trình tạm ngừng hoạt động sả xuất kinh doanh đối với trường hợp này cần phải thực hiện đó là tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh để làm thủ tục tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế của nhà nước.
3. Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi luật sư giải đáp giúp vấn đề mà hiện nay tôi đang gặp phải là: Công ty tôi hoạt động được hơn 2 năm nhưng không đạt hiệu quả nếu tôi muốn dừng công ty không làm nữa thì tôi cần những thủ tục gì? Công ty có bị thuế phạt gì không? Và nếu như tôi xin tạm dừng công ty trong vòng 2 năm thì thủ tục ra sao? Hàng tháng hàng năm tôi có phải báo cáo thuế không? Sau 2 năm đấy tôi mới giải thể công ty có được không? Xin luật sư chỉ bảo giúp tôi nên thực hiện theo phương án nào cho thuận lợi nhất ạ. Xin cám ơn luật sư nhiều.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 57. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
2. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
3. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
4. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đến cơ quan thuế để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.”
Tại Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC có quy định như sau:
Điều 14. Sửa đổi điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau:
“đ) Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
đ.1) Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.
đ.2) Đối với người nộp thuế thuộc đối tượng đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế thì trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế;
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng;
– Lý do tạm ngừng kinh doanh;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đại diện của nhóm cá nhân kinh doanh, của chủ hộ kinh doanh.
Hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải thực hiện kê khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định”.
Tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC có quy định như sau:
“b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
– Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN.
>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm nộp thuế trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh: 1900.6568
–
– Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo
Như vậy từ những quy định trên công ty bạn có thể xin tạm ngừng kinh doanh công ty phải thực hiện nghĩa vụ thuế trước khi thông báo tạm ngừng, nếu không vi phạm nghĩa vụ với thuế thì không bị sử phạt.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế, không phải nộp thuế môn bài, không kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, không nộp báo cáo tài chính cuối năm.
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh, trong khoảng thời gian không quá 2 năm – nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay bất kỳ giao dịch nào khác. Sau khi hết thời gian tạm ngừng doanh nghiệp phải hoạt động trở lại, nếu không hoạt động thì phải giải thể hoặc chuyển nhượng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin pháp lý hữu ích nói chung về việc việc tạm dừng kinh doanh nói chung cũng như thủ tục nộp thuế của người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh nói riêng. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giải đáp được những thắc mắc mà bạn đọc đang gặp.