Người nhiễm HIV có được hưởng trợ cấp xã hội hay không? Nếu được hưởng thì mức hưởng của họ sẽ là bao nhiêu? Thủ tục để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS được quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trợ cấp xã hội là gì?
- 2 2. Người nhiễm HIV có biểu hiện như nào?
- 3 3. Người nhiễm HIV có được hưởng trợ cấp xã hội hay không?
- 4 4. Người bị nhiễm HIV được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
- 5 5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người nhiễm HIV được quy định như thế nào?
1. Trợ cấp xã hội là gì?
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về khái niệm trợ cấp xã hội. Tuy nhiên ta có thể hiểu trợ cấp xã hội là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong những trường hợp những thành viên này gặp rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
Trợ cấp xã hội được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời, công bằng, công khai, văn minh. Hỗ trợ theo mức độ khó khăn của từ đối tượng và ưu tiên tại gia đình cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ. Nhà nước luôn khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng nhận trợ cấp xã hội.
2. Người nhiễm HIV có biểu hiện như nào?
Người nhiễm HIV là người bị nhiễm loại vius HIV gây suy giảm miễn dịch. Thông thường, người nhiễm HIV/AIDS sẽ trải qua 4 giai đoạn với những biểu hiện khác nhau
+ Giai đoạn đầu tiên của người khi nhiễm HIV với những biểu hiện như sốt cao trên 38 độ, viêm họng, mệt mỏi, đau nhức xương khợp, đổ mồ hôi,… triệu chứng giống với cảm cúm nên dễ gây nhầm lẫn. Giai đoạn này vào 1 đến 2 tháng đầu sẽ không xét nghiệm ra được virus HIV. Thông thường giai đoạn này thường kéo dài từ 5 đến 10 năm tùy từng người
+ Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn mà bệnh cũng chưa biểu hiện ra ngoài nhiều, tuy nhiên tại giai đoạn này HIV đã phát triển mạnh mẽ và đang dần chuyển sang giai đoạn mãn tính
+ Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn cận AIDS, biểu hiện của người bệnh ngày càng được thể hiện ra một cách rõ ràng, người bệnh yếu đi trông thấy, thường xuyên mắc các bệnh êm hầu họng, viêm xoang, viêm miệng tái diễn, xuất hiện mẩn ngứa,… Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, lúc này hệ thống miễn dịch của người bệnh đang ở mức báo động
+ Giai đoạn cuối là giai đoạn bệnh AIDS, lúc này cơ thể của người bệnh sẽ không còn sức đề kháng và hệ thống miễn dịch đã bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến việc không thể chống đỡ lại các mầm bệnh sau đó dẫn đến tử vong. Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này là người bệnh dễ bị tiêu chảy, ho, người lở loét, ung thư,…Tại giai đoạn AIDS này, người bệnh có thể kéo dài sự sống trong vòng 2 năm.
Có thể thấy căn bệnh HIV/AIDS là một căn bệnh quái ác, hiện nay chưa có thuốc chữa. Vậy khi bị nhiễm HIV/AIDS thì người bệnh có được nhà nước trợ cấp không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết
3. Người nhiễm HIV có được hưởng trợ cấp xã hội hay không?
Trợ cấp xã hội được hiểu là khoản tiền hoặc tài sản, hiện vật khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các hoàn cảnh đang gặp khó khăn, rủi ro, những người nghèo đói bị bệnh hiểm nghèo ha gặp bất hanh trong cuộc sống, giúp cho những đối tượng này khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài
Tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về những đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì người bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên nếu người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc những trường hợp sau thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy, người nhiễm HIV/AIDS sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nếu họ thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. Ngoài ra, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo cũng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
4. Người bị nhiễm HIV được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Bị nhiễm HIV/AIDS là điều không ai mong muốn, Nhà nước ta cũng đã đưa ra mức hỗ trợ hàng tháng với người nhiễm HIV/AIDS nếu họ thuộc diện hộ nghèo, không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người nhiễm HIV/AIDS được quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Công thức tính như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = Mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội x Hệ số
Trong đó:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ quyết định: Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội
+ Hệ số áp dụng đối với người nhiễm HIV/AIDS đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội là 1,5
5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người nhiễm HIV được quy định như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP
+ Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Đối tượng nhiễm HIV/AIDS thuộc trường hợp đủ điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
– Yêu cầu người đi nộp hồ sơ xuất trình các giấy tờ nhân thân để đối chiếu thông tin như sau:
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV/AIDS của cơ quan y tế có thẩm quyền
– Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và kiểm tra thông tin đầy đủ, công chức phụ trách công tác lao động- thương binh và xã hội có trách nhiệm trình cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc xét duyệt trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
– Công chức tư pháp có trách nhiệm niêm yết công khai kết quả tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã trừ giấy xét nghiệm nhiễm HIV/AIDS. Trong quá trình niêm yết nếu xảy ra khiếu nại thì công chức tư pháp phải xem xét đơn khiếu nại, kiểm tra và đưa ra kết luận và tiến hàng công khai nội dung đơn khiếu nại trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại
Bước 4: Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nộp hồ sơ lên phòng lao động thương binh-xã hội
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong thời hạn 03 ngày làm việc ra quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng nhiễm HIV/AIDS đủ điều kiện
– Nếu không đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 5: Ra quyết định
Sau khi nhận được quyết định của Phòng lao động thương binh và xã hội, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ xem xét quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng trong thời hạn 03 ngày làm việc
Thời gian giải quyết hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng là tối đa 22 ngày nếu không có bất kì khiếu nại nào còn nếu có khiếu nại thì thời gian tối đa là 32 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho đến khi nhận quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của các đối tượng được hưởng
Lưu ý: Người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bị chết hoặc không đủ điều kiện hưởng nữa thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội