Người nào vô ý làm chết người thì bị xử lý như thế nào? Gia đình chồng bất cần để con ngã xuống ao chết có bị truy cứu trách nhiệm hình sư không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư ! Cách đây 8 năm tôi đã mất một đứa con gái 4 tuổi, do sự bất cẩn của gia đình nhà chồng đã để con gái tôi ngã xuống ao chết đuối . Vậy tôi có quyền kiện gia đình chồng vì lỗi gián tiếp gây chết người vì quá tự tin không a? Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin trân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 98 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009 về tội vô ý làm chết người:
“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 10 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009 về vô ý phạm tội:
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”
Luật sư tư vấn truy cứu hành vi vô ý làm chết người:1900.6568
Do không rõ gia đình bên chồng bạn có hành vi bất cẩn như thế nào nên sẽ tùy vào việc điều tra xác minh để xác định xem người có trách nhiệm trông giữ con bạn có phạm tội vô ý giết người hay không. Bạn có quyền trình báo với
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức xử phạt hành vi vô ý làm chết người
- 2 2. Vô ý làm chết người phải chịu hình phạt thế nào?
- 3 “Điều 98. Tội vô ý làm chết người
- 4 3. Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật hình sự 2015
- 5 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý làm chết người
- 6 5. Gián tiếp làm chết người có phạm tội không?
1. Mức xử phạt hành vi vô ý làm chết người
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vấn giúp em trường hợp này ạ. Bác em nhận trông trẻ, hôm đấy là chủ nhật nghỉ nhưng nhà hò nói mãi bác mới nhận trông giúp k lấy tiền. Nhưng vì cháu nội bác ốm nên nhờ con gái trông hộ. Không may cháu nghịch chúi đầu xuống bể nước bị ngạt. Hiện nay cháu vẫn đang hôn mê. Nhưng gia đình họ yêu cầu gd bác em viết
Luật sư tư vấn:
Về câu hỏi của bạn, Luật sư xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 594 “Bộ luật dân sự năm 2015”: “Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
Bác bạn nhận trông trẻ giúp nhưng không lấy tiền, việc trông trẻ đó không phải là nghĩa vụ của bác bạn nhưng bác bạn nhận trông giúp không lấy tiền, hoàn toàn vì lợi ích của gia đình đứa trẻ.
Vì cháu nội bác bạn bị ốm, nên bác ấy đã phải đi chăm cháu không có điều kiện chăm sóc đứa trẻ gia đình kia được, nên đã nhờ con gái của bác chăm sóc nhưng việc giao này chưa được sự đồng ý của gia đình kia.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 597 “Bộ luật dân sự năm 2015”: “Nếu người thực hiện công việc không có uỷ quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường”
Như vậy, đứa trẻ kia bị ngạt nước trong quá trình chăm sóc, hoàn toàn là lỗi vô ý của bác và chị gái bạn. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì bác bạn vẫn phải bồi thường nhưng được giảm mức bồi thường.
Đây là quan hệ dân sự thông thường, mức bồi thường so hai bên thỏa thuận, không thỏa thuận được thì mức bồi thường theo “Bộ luật dân sự năm 2015” và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, đối với trường hợp này, cháu bé vẫn đang hôn mê, sức khỏe, tính mạng sẽ như thế nào chưa rõ.
+ Cháu bé tỉnh lại:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của cháu bé;
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho cháu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
+ Cháu bé hôn mê không qua khỏi
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc cháu bé trước khi chết;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng
– Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, nếu không thỏa thuận được thì, khi Tòa án thụ lý giải quyết thì sẽ dựa căn cứ vào quy định pháp luật để đưa ra mức cụ thể.
2. Vô ý làm chết người phải chịu hình phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chú tôi có một vườn chuối cạnh nhà. Ngày 15/7/2014, chú tôi đang chăm sóc vườn chuối thì phát hiện có người đang ăn trộm chuối, chú tôi thấy thế đuổi theo tên trộm. Tên trộm lấy cái sào đâm về phía chú tôi , chú tôi chống cự lại giằng co với tên trộm thì chẳng may đâm chết thằng trộm. Liệu chú tôi có phạm tội giết người không?
Luật sư tư vấn:
“Tội giết người” được quy định tại Điều 93 “Bộ luật hình sự 2015” (Bộ luật hình sự), theo đó người thực hiện tội phạm giết người phải là người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác với lỗi cố ý. Trong trường hợp này, chú bạn không phải là tội phạm của “tội giết người”. Với những tình tiết bạn trình bày ở trên thì chú bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng “ được quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự hoặc “ Tội vô ý làm chết người” được quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự như sau:
“Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.”
“Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Trước hết , bạn nên đền bù thiệt hại về tính mạng cho gia đình nạn nhân để khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự một trong các tội trên, chú bạn sẽ được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 46 “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”
3. Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật hình sự 2015
Tóm tắt câu hỏi:
Chị M và anh B cãi nhau,chị M đang mang thai. Do bị chi M khích bác nặng nề nên trong lúc nóng giận anh B đã xô chị M té, chị M té đập đầu vào thàng ghế và chết. Vậy anh B có phạm tội giết người khổng? Mức hình phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 98 của Bộ Luật Hình 1999 về Tội vô ý làm chết người quy định:
“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”
Người phạm tội có những hành vi vi phạm quy tắc bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người, hành vi vi phạm quy tắc an toàn này đã dẫn đến hậu quả chết người và hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc, giữa hành vi vi phạm và hậu quả chết người phải có mối quan hệ với nhau và người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm khi hậu quả chết người đã xảy ra. Và ở đây,chị M đã chết do sự xô té khi chị M và anh B cãi nhau.
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý, cụ thể trong trường hợp này anh B vô ý do cẩu thả, không thấy trước hậu quả chết người xảy ra mặc dù với địa vị cụ thể của họ buộc phải thấy trước và có đủ điều kiện để nhận biết hậu quả đó.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, việc xô ngã chị M của anh B đã cấu thành tội vô ý làm chết người theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự với tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự là “phạm tội đối với phụ nữ có thai” với khung hình phạt tù là đến mười năm.
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý làm chết người
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Anh trai em lái máy xúc, tại đất của nhà. Trong quá trình làm việc dừng máy để đi nghỉ nhưng không rút chìa khóa máy, đã tắt máy. Trong khi đi nghỉ có một em nhỏ đã trốn lên và khởi động máy nghịch và gây lật máy và em đó đã chết tại chỗ. Hai gia đình có hướng giải quyết tình cảm giữa hai nhà nhưng ban đầu đã báo công an giờ công an yêu cầu xử lý. Vậy cho em hỏi nếu bị xử lý thì công an sẽ sử lý như thế nào, nếu bị phạt thì bị phạt ra sao? Em cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 98 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định tội vô ý làm chết người như sau:
“Điều 98. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Cấu thành tội vô ý làm chết người như sau:
– Khách thể: là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người đối tượng tác động của tội phạm là con người.
– Khách quan: là hành vi vô ý làm chết người. Đây là trường hợp người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn đối với tính mạng của người khác.
– Chủ quan: lỗi vô ý (có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả).
– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đội tuổi từ 16 trở lên.
Theo như bạn trình bày, anh trai bạn lái máy xúc tại đất của nhà. Trong quá trình làm việc dừng máy để đi nghỉ nhưng không rút chìa khóa máy, đã tắt máy. Trong khi đi nghỉ có một em nhỏ đã trốn lên và khởi động máy nghịch và gây lật máy và em đó đã chết tại chỗ. Trong trường hợp này, anh trai bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý làm chết người theo quy định trên.
5. Gián tiếp làm chết người có phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mong luật sư tư vẫn cho tôi với. Hôm tôi có sảy ra xô xát với 1 nhóm người thì phải nhập viện. Sau đó bạn bè Trong làng đưa tôi đi viện trong khi tôi nhập viện thì ở nhà nhóm người đó vào nhà tôi tìm tôi. bố tôi ra mở cửa thì nhóm người đó hỏi có nhật ở nhà không. Bố tôi trả lời không có nhật ở nhà. Nhóm người đó nói không có nhật ở nhà thì đánh bố nhật. Rồi đấm đá phi vào nhà đánh bố tôi.Và bố tôi bị rách môi trên khoảng 2cm và sứt răng cửa trên. Khi đó bố tôi chở mẹ tôi đi xuống viện để vá môi thì đi nửa đường thì 2 người bạn của tôi vừa đưa tôi vào viện đang trên đương về thì thấy bố tôi đi đối diện đi qua máu mồm đang chảy. Thì bạn tôi quay lại lùa theo hỏi chú ơi chú bị sao mà máu chảy vậy. Bố tôi hoảng hốt tưởng là nhóm người kia lại lùa đánh nên ngoái nhìn lại thì đâm vào cột điện. Bị đa chấn thương và tử vong vậy luật sư có thể cho tôi biết là. Như thế thì 2 người bạn của tôi có bị truy cứu trách nhiệm không thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, bạn bị một nhóm người đánh gây thương tích và phải nhập viện, bạn có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe, tỷ lệ thương tật để tố giác lên cơ quan công an điều tra giải quyết. Những cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nếu đủ dấu hiệu tội phạm, đủ cấu thành tội phạm thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”.
Tuy nhiên vấn đề chính ở đây là liên quan đến việc bố bạn bị tử vong. Theo mô tả của bạn bố bạn bị nhóm người đánh bạn xông vào đánh bố bạn tại nhà, bố bạn đã bị thương, đang trên đường đi đến viện để vá. Hai người bạn gặp và “hỏi” xem bố bạn bị làm sao? Bố bạn do hoảng hốt quay lại mà bị đâm. Để xem xét có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không thì phải đáp ứng cấu thành tội phạm gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm. Phải thỏa mã các cấu thành tội phạm trong có có dấu hiệu về mặt chủ quan như sau:
Thứ nhất: Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nếu do cẩu thả cần phải xem xét tình huống xảy ra hai người bạn có cẩu thả trong việc thực hiện hành vi lùa theo để bố bạn bị hoảng hốt dẫn đến hậu quả chết người không, bởi lẽ trong trường hợp này người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị cụ thể của mình họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó.
Luật sư tư vấn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý làm chết người:1900.6568
Thứ hai: Trong trường hợp vô ý vì quá tự tin, hai người bạn nhận thức hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết người nhưng đã quá tự tin là hậu quả đó sẽ không xảy ra nhưng thực tế hậu quả đó vẫn xảy ra.
Như vậy, phải thỏa mãn dấu hiệu nêu trên thì hai người bạn của bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người