Đoàn phí công đoàn. Người lao động nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn? Quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn.
Công đoàn là tổ chức gần gũi nhất với người lao động, đại diện cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Để duy trì hoạt động của công đoàn hàng tháng người lao động sẽ đóng đoàn phí công đoàn. Vậy mức đóng đoàn phí công đoàn là bao nhiêu? Trường hợp nào người lao động được miễn đóng đoàn phí công đoàn? Phương thức đóng đoàn phí công đoàn như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật công đoàn 2012
– Quyết định 1908/QĐ-TLĐ quyết định về việc ban hành quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn, được sửa đổi bổ sung tại Quyết định 1764/QĐ-TLĐ ngày 28/12/2020.
Mục lục bài viết
1. Đoàn phí công đoàn:
1.1. Đối tượng đóng đoàn phí công đoàn:
STT | Đối tượng đóng | Mức đóng hàng tháng |
1 | – Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân – Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp – Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định | Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội Lưu ý: – Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội ở đây là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo – Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. |
2 | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối) | Bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Ví dụ: Chị A có tiền lương thực lĩnh là 20.000.000 đồng 1% tiền lương thực lĩnh là 200.000 đồng. Tuy nhiên mức lương cơ sở hiện nay là 149.000 đồng cho nên là chị A sẽ chỉ phải đóng tối đa 10% = 149.000 đồng
|
3 | – Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả Công ty cổ phần nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối). – Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định. – Liên hiệp hợp tác xã. – Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. – Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam
| Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội |
4 | – Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài | Mức đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương được hưởng ở nước ngoài theo chế độ do Nhà nước quy định. |
5 | – Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí. – Đoàn viên công đoàn ở doanh nghiệp đặc biệt khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thu nhập của đoàn viên thấp | Đóng đoàn phí theo mức ấn định, nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. |
6 | – Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên – Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương | Không phải đóng đoàn phí |
1.2. Phương thức đóng đoàn phí.
– Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn)
– Thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn. Lưu ý: Số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
– Có thể thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM sau khi có sự thỏa thuận và thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
1.3. Quản lý tiền đoàn phí:
– Tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải được ghi chép cẩn thận và được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán và báo cáo quyết toán thu, chi tài chính của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
– Bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên
– Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
2. Người lao động nào được miễn đóng đoàn phí công đoàn?
Thứ nhất, Người nào không tham gia công đoàn thì không phải đóng đoàn phí công đoàn
Tại Điểm c Khoản 1 Điều 5
Tại Điều 26 Luật công đoàn năm 2012 quy định thì đoàn phí công đoàn sẽ do đoàn viên công đoàn đóng góp
Do đó nếu người lao động không phải là đoàn viên công đoàn thì sẽ không phải đóng đoàn phí công đoàn
Khác với đoàn phí công đoàn, kinh phí công đoàn là khoản đóng bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt là đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở
Thứ hai, Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên thì được miễn đóng đoàn phí trong thời gian hưởng trợ cấp này.
Thứ ba, Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương sẽ được miễn đóng đoàn phí trong thời gian nghỉ không lương.
Thứ tư, Đoàn viên công đoàn không có thu nhập được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có thu nhập.
Thứ năm, Đoàn viên công đoàn không có việc làm thì sẽ được miễn đóng đoàn phí trong thời gian không có việc làm
3. Quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động. Công đoàn được thành lập dựa trên sự tự nguyện và là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Công đoàn đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động, cùng với cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn cụ thể như sau:
– Người lao động tham gia công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình khi quyền lợi của mình bị xâm phạm
– Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật liên quan đến công đoàn và người lao động.
– Được tư vấn, trợ giúp pháp lý pháp luật về lao động
– Được công đoàn đại diện tham gia tố tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng.
– Đoàn viên công đoàn khi ốm đau, khó khăn hoặc hoạn nạn thì được công đoàn tại cơ sở được quan tâm, hỗ trợ hỏi thăm động viên, vượt qua giai đoạn khó khăn
– Hàng tháng, công đoàn cơ sở được giữ lại 67% kinh phí công đoàn và 60% đoàn phí và 60% đoàn phí để phát triển các hoạt động của công đoàn cơ sở và người lao động trong doanh nghiệp
– Công đoàn luôn tổ chức những hoạt động gắn kết người lao động, chính vì thế khi người lao động tham gia công đoàn sẽ được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch được tổ chức bởi công đoàn.
– Đoàn viên được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các đối tác của công đoàn.
– Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí nhưng không quá 12 tháng.
– Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu nhưng vẫn được công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi gặp khó khăn.
– Đoàn viên được ứng cử, đề cử, bầu cử lãnh đạo của tổ chức công đoàn. Được kiến nghị, chất vấn khi cán bộ công đoàn làm sai
– Khi tham gia công đoàn người lao động sẽ được tham gia, phát triển tổ chức công đoàn, đồng nghĩa với việc họ sẽ được tham gia đấu trạh như một tập thể, tạo thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Từ đó họ sẽ mang đến những lợi ích lớn hơn cho người lao động