Hiện nay, người lao động tham gia lao động cho doanh nghiệp tổ chức được pháp luật ghi nhận nhiều quyền lợi trong đó bao gồm cả những ngày nghỉ phép năm. Vậy, người lao động được ứng trước ngày nghỉ phép năm không? Người sử dụng lao động không tuân thủ quy định về việc cho người lao động nghỉ phép năm?
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về ngày nghỉ phép năm:
1.1. Có được phép ứng ngày nghỉ phép hàng năm của năm sau không?
Nghỉ phép năm được hiểu là số ngày nghỉ hàng năm mà người lao động được hưởng trong khoảng thời gian làm việc nhất định đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức. Tùy thuộc vào quy định của mỗi doanh nghiệp tính chất công việc mà người lao động tham gia thì thời gian nghỉ phép năm sẽ có những sự khác nhau.
Nghỉ phép hàng năm là quyền lợi cơ bản của người lao động đã được quy định trong
– Trường hợp 1: Người lao động làm việc đủ 12 tháng trong một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương theo
+ Số ngày nghỉ hàng năm sẽ được căn cứ vào điều kiện làm việc. Theo đó đối với những người làm việc trong công việc điều kiện bình thường thì được nghỉ 12 ngày làm việc;
+ Khi người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tham gia vào trong lao động thì nghỉ hàng năm sẽ phải đảm bảo quyền lợi 14 ngày cho các cá nhân này;
+ Trong trường hợp người làm nghề công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thì thời gian nghỉ phép hàng năm sẽ được tăng lên là 16 ngày làm việc;
– Trường hợp 2: Xét trên thực tế người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm sẽ được căn cứ theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc;
– Những cá nhân do thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa được nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm sẽ được người sử dụng lao động quy đổi thành tiền lương trả cho người lao động những ngày chưa được nghỉ này;
– Đối với quy định lịch nghỉ hàng năm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm quan trọng quy định khoảng thời gian này. Việc quyết định lịch nghỉ hàng năm phải có sự tham khảo ý kiến từ người lao động và phải đảm bảo việc thông báo trước cho người lao động biết một khoảng thời gian hợp lý. Người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động đã nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần nếu có nhu cầu;
– Người lao động khi được nghỉ hàng năm mà chưa đến kỳ trả lương thì sẽ được tạm ứng tiền lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động;
– Thời gian nghỉ theo năm của người lao động sẽ được tăng lên trong trường hợp người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy và số ngày đi đường cả đi cả về trên 2 ngày thì sẽ được tính thêm thời gian nghỉ hàng năm. Cách tính này chỉ áp dụng một lần nghỉ trong năm.
Như vậy, pháp luật không hề có quy định cụ thể về việc ứng ngày phép mà chỉ quy định người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ nộp tối đa 3 năm một lần. Chính vì vậy nếu người lao động có mong muốn ứng trước ngày nghỉ phép năm thì cần có sự thỏa thuận với người lao động hoặc căn cứ vào nội quy lao động thỏa ước lao động tập thể của công ty trước khi người lao động tham gia ký kết hợp đồng.
1.2. Khi nào người lao động được tăng ngày nghỉ phép năm?
Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 thì ngày nghỉ hàng năm của người lao động sẽ được tăng thêm dựa theo thời gian làm việc của người lao động đối với cơ quan tổ chức đó. Theo đó, khi người lao động có thâm niên làm việc đủ 5 năm làm việc cho người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng một ngày.
3. Người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ phép năm thấp hơn số ngày theo quy định thì bị xử phạt thế nào?
Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm liên quan đến nghỉ phép năm đã được khoản 2, Điều 18 Nghị định 12/2022/ NĐ-CP điều chỉnh như sau:
– Mức phạt tiền có thể áp dụng đối với người sử dụng lao động là từ 2 triệu đến 5 đồng khi có bất kỳ hành vi vi phạm dưới đây:
+ Khi người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động được nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không lương mà Nhà nước đã quy định;
+ Trên thực tế, tổ chức làm thêm giờ nhưng không tiến hành thông báo bằng văn bản cho Sở lao động- thương binh và xã hội, đồng thời nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm cũng vi phạm về quy định này;
– Khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hàng tuần hoặc nghỉ hàng năm hoặc nghỉ lễ Tết thì mức phạt tiền sẽ tăng từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
– Khi người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây như thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc mà pháp luật cho phép; tổ chức làm thêm giờ huy động người lao động làm thêm giờ nhưng không có sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp được quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động thì nếu có một trong các hành vi vừa nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
– Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có thể căn cứ vào mức độ vi phạm thông qua số người lao động không được đảm bảo quyền lợi. Hành vi người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật đồng thời huy động người lao động làm thêm giờ một quá số giờ theo quy định thì sẽ bị áp dụng một trong các mức sau đây:
+ Khi hành vi vi phạm làm ảnh hưởng từ một người đến 10 người lao động thì mức phạt áp dụng từ 5 đến 10 triệu đồng;
+ Tổ chức doanh nghiệp có hành vi vi phạm từ 11 đến 50 người lao động thì mức phạt sẽ tăng lên từ 10 triệu đến 20 triệu đồng;
+ Mức tiền sẽ từ 20 đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng chính là mức phạt tiền đối với những hành vi vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Mức phạt cao nhất có thể áp dụng khi doanh nghiệp có những hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên là từ 60 triệu đến 75 triệu đồng.
Với quy định nêu trên người sử dụng lao động không đảm bảo quyền lợi cho người lao động nghỉ phép năm mà số nghỉ phép năm thấp hơn số ngày theo quy định sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Mức phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân còn đối với tổ chức thì sẽ gấp đôi.
4. Có phải báo trước khi nghỉ phép hàng năm không?
Hiện nay,
Với một số trường hợp người lao động muốn thời gian linh hoạt hơn hoặc khoảng thời gian nghỉ có thể dài hơn do công việc cá nhân mà chưa thể giải quyết được thì có thể thỏa thuận khoảng thời gian này đối với người lao động. Về bản chất pháp luật luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các chính sách có lợi hơn cho người lao động, nếu có thể thì bên sử dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động để đảm bảo quyền lợi này.
Mặc dù người lao động không phải báo trước khi nghỉ trong lịch nghỉ hàng năm tuy nhiên để tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động bố trí những cá nhân khác đảm nhiệm công việc thay thế thì người lao động cần thông báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian hợp lý. Thời gian báo trước sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà không giới hạn số ngày báo trước.
Theo những nội dung mà đã trình bày, pháp luật lao động ghi nhận về vấn đề nghỉ phép để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động nâng cao hiệu suất công việc cũng như đảm bảo về điều kiện thể chất của người lao động. Việc đảm bảo đủ ngày nghỉ phép cho người lao động không chỉ là nghĩa vụ của người sử dụng lao động đồng thời cũng là quyền của người lao động nên phải được tôn trọng, tuân thủ theo đúng quy định. Nếu nhận thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo người lao động có thể chủ động thực hiện việc khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc khiếu nại lên Thanh tra lao động của Sở lao động thương binh và xã hội nơi mà ty doanh nghiệp này đặt trụ sở chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.