Sự liên kết, ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua hợp đồng lao động. Liên quan đến hợp đồng lao đồng lao động, có rất nhiều vướng mắc. Đặc biệt là thắc mắc liệu người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng không?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng lao động :
– Lao động là hoạt động thực tiễn, đáp ứng sự tồn tại và nhu cầu sống dĩ nhiên của con người. Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ xã hội được định hướng hình thành ngày càng nhiều dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Một trong số đó là quan hệ lao động.
–
– Hợp đồng lao động được xem là một hình thức thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến lợi ích kinh tế của các bên, được pháp luật bảo đảm tính hiệu lực thi hành. Đây được xem là một trong những cơ sở hợp pháp, điều chỉnh hoạt động của các bên trong quan hệ lao động. Khi một trong hai bên thực hiện bất kỳ hoạt động nào, gây ảnh hưởng đến bên còn lại, hợp đồng lao động sẽ mang tính chất định hướng, buộc các bên phải tôn trọng, bảo đảm lợi ích của nhau.
– Hợp đồng lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong lao động. Thực tế, khi tham gia quan hệ lao động, giữa bên sử dụng lao động và bên người lao động đã phát sinh những mối liên hệ, ràng buộc nhất định với nhau. Nó là sự trao đổi qua lại, tương đương về quyền và nghĩa vụ. Do đó, sẽ có rất nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra. Chỉ cần lợi ích của một trong hai bên bị ảnh hưởng, hoặc một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, mâu thuẫn sẽ phát sinh. Đứng trước những mâu thuẫn về quyền lợi như vậy, bên nào cũng muốn giành phần hơn về mình. Chính vì những lý do đó, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động luôn cần một căn cứ pháp luật điều chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong mọi trường hợp.
– Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng đó, hiện nay, hợp đồng lao động là một trong những quan hệ pháp luật có mối bận tâm đặc biệt của người dân. Rất nhiều vướng mắc xoay quanh quan hệ lao động được bảo đảm bởi pháp luật này. Hầu hết, các câu hỏi đều xoay quanh thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng lao động. Chính vì những lý do đó, ngay trong
2. Người lao động bị tạm giam trong những trường hợp nào?
Người lao động là chủ thể trong quan hệ lao động. Đồng thời, họ cũng là công dân Việt Nam, chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Theo đó, Điều 119
– Thứ nhất, tạm giam có thể áp dụng cho bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.
– Thứ hai, trong các trường hợp cụ thể, có thể áp dụng tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng. Cụ thể là các trường hợp như sau:
+ Cá nhân đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
+ Đối tượng phạm tội không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
+ Người phạm tội bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Đối tượng phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Như đã nói ở trên, người lao động là công dân Việt Nam, là chủ thể chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam. Vậy nên, khi có hành vi vi phạm, có dấu hiệu tội phạm, và thuộc các trường hợp như đã phân tích ở trên, họ hoàn toàn có thể bị bắt tạm giam. Tức ở đây,
3. Người lao động bị tạm giam có bị chấm dứt hợp đồng không?
Người lao động bị tạm giam, không chỉ phát sinh trách nhiệm pháp lý giữa cá nhân người vi phạm với hoạt động mà họ gây ra, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ dân sự mà họ đang tham gia, đặc biệt là quan hệ lao động.
Như đã phân tích ở trên, người lao động là chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ lao động với bên sử dụng lao động. Quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã được xác lập với đối phương. Do đó, mọi hoạt động dính dáng đến pháp luật của người lao động, đều đem đến những ảnh hưởng trực tiếp cho người sử dụng lao động. Vậy nên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, pháp luật cũng đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp đối với quan hệ lao động trong trường hợp người lao động bị tạm giam.
Bộ luật Lao động 2019 đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về những trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Hết hạn hợp đồng lao động hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
+ Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
+ Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
+ Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
+ Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
– Điều 125 đưa ra quy định về việc người lao động sẽ bị sa thải khi rơi vào các trường hợp sau:
+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
+ Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
+ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
– Ngoài ra, Điều 36 đã đưa ra những quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, khi người lao động vi phạm về các nghĩa vụ đã thỏa thuận trọng hợp đồng, nghĩa vụ tham gia lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
Những quy định về chấm dứt hợp đồng mà pháp luật đưa ra, không có điều khoản nào liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động bị tạm giam. Do đó, khi bị tạm giam, người lao động không bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 30 Bộ luật lao động 2019, người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự là một trong những trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, khi bị tạm giam, người lao động chỉ bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng (không được trả lương), chứ không bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: