Với việc mở cửa chính sách cũng như tạo các điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển, nhu cầu người nước ngoài thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam ngày càng lớn. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, người không có quốc tịch có được quyền thành lập doanh nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Người không quốc tịch được thành lập doanh nghiệp không?
Trước hết, người không quốc tịch là khái niệm để chỉ người không có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đồng thời cũng không bằng quốc tịch của các quốc gia khác.
Thành lập doanh nghiệp là một quyền cơ bản của công dân, hướng tới mục tiêu tạo ra các chủ thể có khả năng tham gia vào thị trường kinh tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất
– Các chủ thể được xác định là cơ quan nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận riêng cho cơ quan và đơn vị đó;
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và pháp luật về viên chức;
– Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng đang công tác và làm việc trong các cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. Các đối tượng được xác định là sĩ quan, hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an làm việc và công tác trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam. Ngoại trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện trách nhiệm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện trách nhiệm quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Các cán bộ lãnh đạo, giữ chức vụ quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước căn cứ theo quy định tại Điều 88 của Văn bản hợp nhất luật doanh nghiệp năm 2022, ngoại trừ những đối tượng được xác định là người được cử làm đại diện theo ủy quyền để thực hiện trách nhiệm quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
– Chủ thể được xác định là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi, các tổ chức không có tư cách pháp nhân theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015;
– Chủ thể đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định có hiệu lực của tòa án, bị giam giữ hoặc đang trong thời gian chấp hành án phạt tù, những đối tượng đang trong thời gian chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc, đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ/cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc trong một khoảng thời gian nhất định, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu thì người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải nộp phiếu lý lịch tư pháp cho các cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch, không phân biệt nơi cư trú, dù đó là người Việt Nam hoặc người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch đều có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp, nếu đó là cá nhân không thuộc một trong những trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022.
Như vậy, pháp luật không cấm người không có quốc tịch thành lập doanh nghiệp. Hay nói cách khác, người không quốc tịch vẫn sẽ được quyền thành lập doanh nghiệp.
2. Hồ sơ cần phải chuẩn bị khi người không quốc tịch thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:
Để có thể được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, người không có quốc tịch cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư và xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Thứ nhất, người không có quốc tịch cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư. Theo đó, người không có quốc tịch cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ để nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư, hoặc nộp cho Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất/khu công nghệ cao hoặc khu kinh tế. Thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, hộ chiếu được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xác nhận số dư ngân hàng tương ứng với số tiền đầu tư trên thực tế, biên bản đề xuất dự án đầu tư, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất, hợp đồng thuê nhà, quyết định xây dựng …), các tài liệu và giấy tờ khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Thứ hai, cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư sẽ bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ và tài liệu theo quy định của pháp luật. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc đột thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ của công ty, danh sách các cổ đông (nếu thành lập dưới loại hình công ty cổ phần thì bao gồm danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là người nước ngoài), danh sách thành viên của công ty (nếu thành lập dưới mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), giấy tờ của người đứng đầu công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc các loại giấy tờ và tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn giá trị sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
Theo đó, khi muốn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì người không có quốc tịch cần phải tiến hành nhiều giai đoạn khác nhau, quá trình xin giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần phải bao gồm các loại giấy tờ cụ thể nêu trên.
3. Quy định về nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp. Theo đó, sau khi thành lập doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp được ghi nhận bao gồm:
– Đáp ứng đầy đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật, đồng thời cần phải đảm bảo khả năng duy trì đầy đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
– Thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện kịp thời nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi có sự thay đổi, công khai thông tin về quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Cần phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và tính chính xác của tất cả các thông tin kê khai trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và trong các báo cáo nộp tại cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc thông tin đã báo cáo có sự thiếu chính xác, chưa đầy đủ, có sự sai lệch thì cần phải kịp thời sửa đổi bổ sung các thông tin đó;
– Cần phải tổ chức công tác kế toán, nộp thuế đầy đủ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo tối đa quyền lợi hợp pháp và quyền lợi chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tuyệt đối không có hành vi phân biệt đối xử hoặc xúc phạm danh dự nhân phẩm của người lao động tại doanh nghiệp, không được phép ngược đãi người lao động hoặc cưỡng bức lao động, sử dụng lao động chưa thành niên trái quy định của pháp luật, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia vào quá trình nâng cao khả năng trình độ tay nghề, thực hiện đầy đủ chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, chế độ bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: